Đồng Hồ Đo Áp Suất | Áp Lực Nước – Dầu – Không Khí – Chân Không
Đồng hồ đo áp suất nước – Đồng hồ áp suất chân không
Thông tin sản phẩm
- Đường kính size mặt: 63, 80, 100, 160 (mm)
- Độ chính xác: 1,0, 1,6, 0,6
- Vật liệu vỏ: inox 304, thép không gỉ
- Thang đo: 0 / 2.5 mbar – 0/600 mbar
- Kết nối: ren đồng, ren inox
- Ren: G1/4, G1/2, M20x1.5 (phụ thuộc vào kích thước mặt)
- Tuỳ chọn: Có dầu hoặc không dầu
- Xuất xứ: Hàn Quốc, Đài Loan
Liên hệ Hotline: 0865.927.268 và Email: trung@tuanhungphat.vn để được tư vấn và báo giá chi tiết!
Mô tả
Đồng hồ đo áp suất là gì? Đặc điểm cấu tạo ra sao? Được sử dụng phổ biến ở đâu? Chúng ta cùng nhau tham khảo trong bài viết của chúng tôi dưới đây.
Khái niệm đồng hồ đo áp suất là gì?
Đồng hồ đo áp suất hay được gọi bằng một cái tên nữa là đồng hồ đo áp, có tên tiếng Anh là Water Pressure Gauge. Thiết bị được sử dụng với mục đích là đo áp suất trong hệ thống thủy lực, hệ thống van nước hoặc hệ thống khí nén. Loại đồng hồ này được lắp đặt để kiểm tra được áp suất, kiểm soát được áp lực. Với mục đích là kiểm soát được độ an toàn của hệ thống trong quá trình hoạt động.
Đồng hồ này được sử dụng rộng rãi trên toàn bộ hệ thống. Được sử dụng để đo áp suất khác nhau, được thiết kế cho mục đích khác nhau. Khi đo mang đến một kết quả chính xác, hoạt động trong môi trường có tính chất nhạy cảm, liên quan tới chất lượng độ an toàn.
Nhờ các đặc điểm này giúp đồng hồ này dòng đồng hồ đo được các thông số áp suất, chân không một cách dễ dàng mà không cần sử dụng đến hệ thống máy móc đồ sộ, cồng kềnh nữa. Nên sử dụng phổ biến trong hệ thống cơ điện, hệ thống trong khu công nghiệp. Hoặc sử dụng phổ biến trong các lĩnh vực khác như: áp suất trong bồn nước, áp suất lò hơi, áp suất bồn gas, xăng dầu…
Thông số đồng hồ đo áp suất
- Đường kính mặt đồng hồ: có kích thước từ 63, 80, 100 hoặc 160mm.
- Độ chính xác: 1,0, 1,6, 0,6
- Vật liệu vỏ: inox 304, thép không gỉ
- Thang đo: 0 / 2.5 mbar – 0/600 mbar
- Kết nối: ren đồng, ren inox
- Ren: G1/4, G1/2, M20x1.5 (với dạng lắp ren sẽ phụ thuộc vào mặt kính)
- Lựa chọn đồng hồ: mặt dầu hoặc có dầu
- Xuất xứ: Hàn Quốc, Đài Loan
Đặc điểm cấu tạo của đồng hồ đo áp suất
Đồng hồ được cấu tạo từ các chi tiết cụ thể như sau:
- Vỏ đồng hồ: hay còn được gọi là case đồng hồ. Chi tiết này được làm hoàn toàn từ chất liệu nhựa, thép đen, inox. Giúp van có độ bền cao, hoạt động được trong những môi trường khác nhau.
- Mặt hiển thị số liệu đo của đồng hồ: Với chi tiết này được làm bằng nhựa. Hoặc là nó được làm bằng kính cường lực. Giúp hạn chế được những tác nhân từ môi trường, hệ thống lên bề mặt đồng hồ. Tránh được đưa ra kết quả sai, hỏng hóc khi có sự va đập.
- Kích thước mặt đồng hồ: Với mặt đồng hồ được ứng dụng vào những nhu cầu khác nhau. Nên để phù hợp với nhu cầu sử dụng, người dùng chỉ cần lựa chọn kích thước phù hợp. Kích thước mặt đồng hồ được chia ra các kích thước sau: 40, 50, 60, 100, 160, 200 hoặc là 250mm.
- Ống chứa áp suất: Ống chứa áp suất có thể hiểu đơn giản là phần ống chứa những chất cần phải đo.
- Kim đo: Loại kim đo giúp tiết nhận những thông tin và hiển thị kết quả đo được lên màn hình. Giúp người dùng nắm bắt được áp suất trong hệ thống tại thời điểm đó.
- Bộ chuyển động: Chi tiết này giúp đo đạc áp suất cũng như chuyển được các thông tin cho kim đồng hồ.
- Chân kết nối của đồng hồ: Phần chân được thiết kế dạng lắp ren. Được phân chia ra làm 3 loại: chân đứng, chân sau và chân sau lệch tâm.
Đồng hồ đo áp suất được sử dụng ở đâu?
Đồng hồ đo áp suất là thiết bị thiết yếu sử dụng trong hệ thống nhà máy. Chức năng chính là đo áp suất trong hệ thống có đường ống cố định. Việc đo áp suất này, giúp chúng ta có thể nắm bắt và biết được giá trị áp suất tại thời điểm lúc đó là bao nhiêu. Từ đó, có thể vận hành, điều khiển để xả áp khi áp suất quá lớn. Đảm bảo được độ an toàn cho toàn bộ hệ thống, tính mạng con người.
- Sử dụng phổ biến để đo áp suất trong hệ thống khí hoặc hệ thống hơi. Đảm bảo dòng lưu chất không rò rỉ ra bên ngoài.
- Áp dụng trong hệ thống thủy lực như: hệ thống nước, khí hoặc hơi.
- Lắp đặt trong công nghiệp sản xuất, dây chuyền chế tạo, gia công với những hệ thống vận hành bằng khí nén như: lò hơi, nồi áp suất, máy bơm hơi, máy khí nén hoặc trong các hệ thống máy ép sử dụng xi lanh khí nén,…
- Sử dụng trong nhà máy cơ khí chế tạo máy, sản xuất và lắp ráp linh kiện điện tử… Các dây chuyền chế biến nông lâm sản, điện máy, sản xuất giấy…
Phân loại đồng hồ đo áp suất
Dòng đồng hồ này đang được sử dụng phổ biến trên thị trường. Cấu tạo đơn giản và chứa một dạng chất lỏng bên trong, có độ nhớt cao. Và để có thể phù hợp với môi trường sử dụng nên đồng hồ đo áp suất được phân chia ra thành những loại sau:
Đồng hồ đo áp suất không dầu
Đối với loại đồng hồ này thì thuộc đồng hồ cơ học bình thường. Được sử dụng phổ biến để đo áp suất khí, nước, chân không hoặc áp suất cao… Sử dụng trong nhà máy lọc nước, hóa chất, thủy điện, dây chuyền thực phẩm, dược phẩm…. Loại đồng hồ được sử dụng trong môi trường, không gian không có độ rung lắc hoặc ít va đập.
Đồng hồ đo áp suất mặt dầu
Đồng hồ đo có dầu là trên mặt đồng hồ chứa một lượng dầu nhất định. Loại này được sử dụng phổ biến trong hệ thống có độ rung lắc mạnh. Khi sử dụng loại thiết bị này mang đến nhiều lợi ích như:
- Giảm được độ rung trên đường ống, giúp giảm thiểu các tác động lên kim đồng hồ
- Khi áp suất thay đổi đột ngột thì đồng hồ giảm được tác nhân gây hại đến mặt đồng hồ. Tăng tuổi thọ của thiết bị.
- Với lớp dầu bên trong giúp cho đồng hồ giảm được sự ngưng tụ hơi nước khi hoạt động trong nhiệt độ cao.
Lựa chọn đồng hồ áp phù hợp
Để lựa chọn được đồng hồ áp suất phù hợp cần quan tâm một số tiêu chí sau:
Dải đo – thang đo đồng hồ áp suất
Việc lựa chọn dải đo, thang đo của đồng hồ áp lực là tiêu chí đầu tiên để lựa chọn đồng hồ áp phù hợp. Lựa chọn dải đo áp của đồng hồ áp nhất thiết phải lớn hơn áp suất tối đa của hệ thống cần lắp đặt. Tuy nhiên dải đo áp của đồng hồ lại không được quá cao so với áp suất thực tế.
Trong một số trường hợp cụ thể các hệ thống luôn yêu cầu dải áp suất của đồng hồ không vượt quá 2 lần áp suất định mức của hệ thống. Có thể không vượt quá 1.5 lần, tùy theo yêu cầu kỹ thuật của thể của từng hệ thống khác nhau.
Dải áp suất hoạt động bình thường nằm trong khoảng từ 25% đến 75% phạm vi đo của đồng hồ.
Ví dụ: Trong một hệ thống có áp suất khoảng 6 – 8Bar, chúng ta nên lựa chọn đồng hồ có dải đo áp từ 0 – 15Bar. Không nên lựa chọn các loại đồng hồ có dải áp quá cao như 0-40Bar.
Việc lựa chọn dải đo áp của đồng hồ phù hợp giúp dễ quan sát và thiết bị đưa ra một kết quả đo chính xác nhất với áp suất có trong hệ thống.
Dải thang đo đồng hồ áp thông dụng là: Bar, psi, kg/cm2, Pa, MPa;…
Với thang đo của đồng hồ chính là độ dung sai của thiết bị. Đối với các thang đo càng bé thì nó sẽ đưa ra các kết quả đo càng chi tiết, có độ chính xác cao.
Lựa chọn đồng hồ áp suất theo môi chất trong hệ thống
Chất liệu đồng hồ đo áp
Môi chất trong hệ thống có ảnh hưởng tới chất lượng của đồng hồ áp, với dòng lưu chất có nhiệt độ cao, tính ăn mòn lớn như: dòng lưu chất có tính axit mạnh. Ta cần sử dụng loại đồng hồ đo áp suất màng inox, chân inox.
Đối với những hệ thống đo áp suất lò hơi hoặc khí ga. Ta nên lựa chọn loại đồng hồ có ren đồng. Đây chính là sự tối ưu và sự lựa chọn hoàn hảo nhất.
Môi chất là công nghệ vi sinh, thực phẩm việc lựa chọn đồng hồ bắt buộc phải là inox để đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm..
Đồng hồ đo áp suất màng và đồng hồ đo áp suất ống Bourdon
Đồng hồ đo áp suất ống Bourdon không thể sử dụng cho các lưu chất có tính chất dễ kết tinh, dễ đóng cục hoặc các chất ăn mòn. Vì toàn bộ nước muối sẽ kết tinh và đóng thành cục ở ống burdon, với khả năng đàn hồi của ống bourdon giảm. Tạo độ sai lệch giá trị đo, gây hư hỏng đồng hồ.
Để khắc phục vấn đề đó bắt buộc phải sử dụng đồng hồ đo áp suất màng. Đồng hồ đo áp suất dạng màng có sự kết hợp giữa đồng hồ đo áp suất boudor và cơ cấu có màng ngăn cách ly giữa môi trường đo áp suất với đồng hồ.
Với việc lựa chọn chất liệu màng của đồng hồ nó phụ thuộc vào thành phần và tính chất của lưu chất, môi trường sử dụng.
Lựa chọn kiểu kết nối đồng hồ đo áp suất
Đồng hồ đo áp suất có các loại kiểu kết nối thông dụng là nối ren. Trong đó có 2 kiểu ren cơ bản là NPT và BSP, thông số chân ren cơ bản: 1/2″=21mm, 3/8″=17mm, 1/4″=13mm, 1/8″=9mm…
Size mặt đồng hồ áp
Việc lựa chọn size mặt (đường kính) đồng hồ áp giúp dễ dàng quan sát đồng hồ tại vị trí làm việc. Thuận tiện cho quá trình lắp đặt, kiểm tra áp suất của hệ thống khi vận hành sử dụng cũng như bảo trì, thử áp khi sửa chữa.
Một số kích cỡ tiêu chuẩn như sau: 6″=150mm, 4″=100mm, 2.5″=63mm, 2″=50mm…
Đối với các máy móc ở những vị trí cao, xa ta nên lựa chọn loại đồng hồ có đường kính mặt lớn. Thuận tiện cho việc quan sát chính xác các giá trị đo.
Lựa chọn đồng hồ áp có dầu và không dầu
Đối với những hệ thống thủy lực có độ rung lắc cao. Ta nên lựa chọn dòng đồng hồ áp suất có mặt dầu, giúp giảm thiểu được độ rung của đồng hồ. Việc này giúp người vận hành có thể dễ dàng quan sát giá trị đo do kim đo sẽ giảm rung trong môi chất dầu cũng như bảo vệ tuổi thọ cho đồng hồ.
Trên đây là những thông tin cơ bản về đồng hồ áp suất dùng cho các hệ thống nước, dầu, khí nén, chân không. Hiện tại chúng tôi đang cung cấp các loại đồng hồ đo áp, đồng hồ đo nhiệt độ, đồng hồ đo lưu lượng nước. Sản phẩm xuất xứ Hàn Quốc, Đài Loan, Đức và Italia. Đầy đủ chứng chỉ Co/Cq, kiểm định theo yêu cầu.
Nguồn: https://vanphukien.com
Cập nhật vào
Giang TPC –
Đồng hồ áp suất chất lượng rất tốt