Đồng Hồ Đo Nhiệt Độ Dạng Cơ – Dạng Dây
Đồng hồ đo nhiệt độ
- Dải thang đo: -30 – 50 độ C ; 0 – 600 độ C
- Đường kính size mặt: 3″, 4″, 5″, 6″
- Chuẩn kết nối: G ½, NPT, M, BSPT, etc., back mount adjustable
- Chất liệu vỏ: Thép không gỉ
- Sai số: 1%
- Xuất xứ: Hàn Quốc, Đức, Italia, Hàn Quốc
Liên hệ Hotline: 0865.927.268 và Email: trung@tuanhungphat.vn để được tư vấn và giải đáp!
Mô tả
Đồng hồ đo nhiệt hay còn được người dùng gọi là nhiệt kế công nghiệp. Dòng sản phẩm này có thiết kế nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ. Thuận tiện cho việc lắp đặt ở những hệ thống khác nhau. Dòng đồng hồ này có giá trị sai số nhỏ và được chia ra làm nhiều chủng loại khác nhau. Vậy loại đồng hồ đo này có đặc điểm gì? Cấu tạo ra sao? Chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Giới thiệu đồng hồ đo nhiệt độ
Đồng hồ đo nhiệt độ còn được gọi bằng những tên gọi khác như: đồng hồ nhiệt, nhiệt kế công nghiệp, có tên tiếng Anh là Temperature gauges. Là một thiết bị đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đo lưu lượng nhiệt độ. Các kết quả đồng hồ đo được đều mang đến độ chính xác cao. Bên cạnh đó, đồng hồ đo nhiệt còn thực hiện nhiệm vụ là kiểm soát tốt các mức nhiệt độ. Giúp điều khiển các thao tác đóng – mở, đảm bảo độ an toàn cho hệ thống cũng như con người.
Dòng đồng hồ này được lắp đặt phổ biến trong các hệ thống nồi hơi áp suất, hệ thống truyền dẫn nguyên liệu, hệ thống có lắp đặt các máy sấy, lò hơi nhiệt…. Sử dụng đồng hồ để có thể kiểm soát và điều chỉnh mức nhiệt độ thích hợp với nhu cầu làm việc.
Lịch sử thành lập đồng hồ đo nhiệt độ
Dựa theo tài liệu cũng như tìm hiểu về lịch sử hình thành đồng hồ đo nhiệt. Chúng ta biết rằng, việc đo nhiệt đo được phát hiện lần đầu tiên bởi bác sĩ người Hy Lạp – Galen. Tuy nhiên, với phát hiện này của ông chỉ ghi lại mức nhiệt độ trung bình tiêu chuẩn của mức nhiệt của các chất lỏng như: nước đá, nước sôi thêm 4 độ lạnh, 4 độ nóng.
Đến năm 1553, máy đo nhiệt đã được ra đời. Tuy nhiên, loại máy này không đo chính xác được nhiệt độ. Đến năm 1612, một nhà phát minh người Mỹ – Santorio đã phát minh ra thang số trên thiết bị đo nhiệt độ. Đối với sản phẩm này có thể ứng để đo cơ thể con người.
Tới năm 1654, Ferdinand II thiết kế ra thiết kế đo nhiệt độ dùng rượu làm chất lỏng. Tuy nhiên, dòng sản phẩm này vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng. Đến năm 1714, Fahrenheit đã nghiên cứu và phát triển ra Rouler hay còn được gọi là thanh nhiệt kế. Sau đó, đến năm 1848, nhà khoa người Scotlan – Lord Kelvin đã dựa theo ý tưởng về nhiệt độ và cho ra đời thang nhiệt độ Kelvin với OK – mức nhiệt độ lạnh nhất có thể.
Tính tới thời điểm hiện tại, sau nhiều giai đoạn phát triển thì đồng hồ đo nhiệt độ đã được cải thiện và sử dụng ở nhiều hệ thống khác nhau. Bên cạnh đó, được sử dụng thêm nhiều đơn vị đo như: độ F, độ K, độ C.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của đồng hồ đo nhiệt
Cấu tạo của đồng hồ đo nhiệt
Với cấu tạo của đồng hồ đo nhiệt ở mỗi dạng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, các dòng đồng hồ đều được cấu tạo chung từ những bộ chính sau:
- Thân đồng hồ: Với thân đồng hồ được làm hoàn toàn từ chất liệu inox có độ chịu nhiệt độ cao. Áp lực tốt hoặc độ bền cao. Với chất liệu này, giúp đồng hồ có thể chống được oxy hóa và độ ăn mòn cao.
- Bộ phận đo: Với chi tiết này thì nó gồm có các ống kim loại có chứa chất khí hoặc chất lỏng, thanh lưỡng kim. Đây là chi tiết tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với dòng lưu chất. Chúng có thể nằm trong một với thân đồng hồ. Hoặc nó sẽ đứng riêng biệt.
- Bộ chuyển đổi: Chức năng chính là chuyển đổi tín hiệu từ bộ phận đo tới đồng hồ. Cùng lúc đó, nó sẽ tạo ra những chuyển động hiển thị từ kim đồng hồ cho tới những giá trị nhiệt độ thực tế.
- Bộ phận hiển thị: Hay còn được gọi là màn hình hiển thị. Bộ phận này được thiết kế theo kiểu kim quay với màn hiển thị điện từ hoặc sử dụng thủy ngân. Đây là chi tiết tiếp nhận các tín hiệu được chuyển đổi và hiển thị chính xác kết quả lên màn hình. Giúp người dùng dễ dàng quan sát, nắm bắt được tình trạng.
Nguyên ký hoạt động của đồng hồ đo nhiệt độ
Đồng hồ đo nhiệt độ dạng cơ hoạt động theo nguyên lý vật lý cơ bản mà chúng ta đã học từ cấp 2 đó là nguyên lý kim loại giãn nở do nhiệt. Ứng dụng nguyên lý đó các đồng hồ đo nhiệt độ sử dụng hai thanh kim loại có độ giãn nở vì nhiệt khác nhau. Khi nhiệt độ thay đổi sẽ giãn nở, bị uốn cong về một phía. Miếng kim loại nào có độ giãn nở thấp hơn. Thì sẽ bị đè xuống, bị uốn cong về bên đó.
Hai thanh kim loại này được uốn cong dạng lò xo. Một đầu được cố định, đầu bên kia sẽ được kết nối với kim hiển thị của đồng hồ đo. Tùy thuộc vào nhiệt độ cụ thể ở bên trong hệ thống, hai thanh kim loại sẽ có tác động cụ thể lên kim đo. Cuối cùng hiển thị chính xác nhiệt độ đo được trong hệ thống nên màn hình.
Thông số cơ bản của đồng hồ đo nhiệt độ
- Dải thang đo đa dạng: -30 đến 50 độ C; dải từ 0 đến 600 độ C.
- Đường kính size mặt: 3″, 4″, 5″, 6″
- Loại kết nối với tiêu chuẩn: G1/2, NPT, M, BSPT hoặc dạng ect. back mount adjustable
- Chất liệu vỏ: Thép không gỉ
- Sai số: 1%
- Xuất xứ: Hàn Quốc, Đức, Đài Loan
Nhiệt kế công nghiệp có nhiều loại khác nhau, tùy theo mục đích sử dụng cụ thể chúng ta nên lưu ý để lựa chọn những sản phẩm phù hợp nhất.
Các loại đồng hồ đo nhiệt độ hiện nay
Đồng hồ đo nhiệt được thiết kế với nhiều dạng chân kết nối khác nhau. Nhằm tối ưu được khả năng lắp đặt. Cũng như sử dụng được trong nhiều hệ thống, tạo ra sự đa dạng cho người dùng.
Đồng hồ đo nhiệt độ dạng cơ chân đứng
Đây là dòng đồng hồ đo nhiệt độ có thiết kế với đường ống là nằm chân đo được nằm ở dưới mặt đồng hồ. Dạng đồng hồ này giúp người dùng kiểm tra dễ dàng, thuận tiện quan sát được các giá trị đo thực tế của hệ thống tại vị trí đó. Phần chân có chiều ngắn đa dạng nên được lắp đặt nhiều trong đường ống có vị trí trên cao.
Đồng hồ đo nhiệt chân sau
Đối với đồng hồ chân say thường được lắp đặt trong vị trí dưới thấp. Giúp người dùng dễ dàng quan sát vì mặt đồng hồ được hướng lên trên. Bình thường đồng hồ đo nhiệt chân say là dạng lưỡng kim, hoạt động dựa vào độ giãn nở của nhiệt độ do các thanh kim loại tạo ra. Độ xoắn tác động lên kim đồng hồ sẽ hiển thị được giá trị đo được của đồng hồ.
Đồng hồ đo nhiệt dạng dây
Dạng dây được chế tạo với mục đích là đo nhiệt độ ở những môi trường có vị trí khó khăn, độ nguy hiểm hoặc khó quan sát, vị trí lắp đặt xa. Thiết kế dạng dây có chiều dài đa dạng, giúp người dùng đo được nhiệt độ với mức chính xác nhất.
Những lưu ý khi lựa chọn đồng hồ đo nhiệt độ
Lựa chọn đồng hồ đo nhiệt độ có dải đo phù hợp
Đồng hồ đo nhiệt có dải đo phong phú, hoạt động tốt trong môi trường -30 đến 600 độ C. Và dải đo thưởng được chia ra làm nhiều dải đo khác nhau như: -30 độ đến 50 độ; từ 0 đến 100 độ C, từ 0 đến 120 độ C; từ 0 cho đến 200 độ C…
Bên cạnh đó, có những loại nhiệt áp kế sử dụng thang đo nhiệt độ được sử dụng phổ biến như: Độ F, độ K.
Và tùy thuộc vào sự biến thiên nhiệt độ nằm trong khoảng bao lâu? Chúng ta cần lựa chọn đồng hồ có thang đo và dải đo phù hợp nhất. Tránh những trường hợp lựa chọn đồng hồ đo nhiệt dạng cơ có dải đo bé hơn. Không thể lắp đặt và sử dụng trong hệ thống có nhiệt độ cao. Điều này gây hư hại đến chất lượng của đồng hồ. Tuy nhiên, khi lựa chọn ta không nên lựa chọn đồng hồ có dải đo quá rộng so với mức nhiệt độ thực tế biến thiên trong hệ thống. Vì như vậy, làm giảm đi độ chính xác của thiết bị.
Chất liệu của đồng hồ đo nhiệt độ
Chất liệu của đồng hồ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng và tuổi thọ của đồng hồ. Tùy theo từng môi chất trong hệ thống để lựa chọn chất liệu phù hợp.
Với các môi chất có tính ăn mòn cao như hóa chất, axit, chúng ta cần lựa chọn chất liệu thép không gỉ SUS304, SUS316 để đảm bảo chất lượng.
Lựa chọn đường kính size mặt đồng hồ đo
Lựa chọn đường kính size mặt đồng hồ phù hợp giúp dễ dàng quan sát tại các vị trí vận hành thiết bị, đo đạc và kiểm tra. Ngoài ra các loại đồng hồ có size mặt lớn thường cho kết quả đo chính xác hơn và ít sai số.
Lựa chọn kiểu kết nối và chiều dài que đo nhiệt độ
Xem xét vị trí đo nhiệt độ của hệ thống ta lựa chọn đồng hồ có que đo phù hợp.
Đối với đồng hồ nhiệt dạng dây, có thiết kế dây dài. Với mục đích là có thể đo được nhiều vị trí khác nhau như: xa chỗ lắp đặt, dưới sâu hoặc môi trường độc hại… Đồng hồ được chế tạo từ thép không gỉ, inox 304 hoặc inox 316. Đảm bảo được chất lượng đồng hồ ở mức tốt nhất.
Tuấn Hưng Phát – Đơn vị cung cấp đồng hồ đo nhiệt độ chính hãng
Hiện nay, Tuấn Hưng Phát tự hào là đơn vị chuyên cung cấp các loại đồng hồ đo nhiệt độ, đồng hồ đo áp suất chính hãng, chất lượng. Sản phẩm nhập khẩu trực tiếp từ Hàn Quốc, Đài Loan, Đức.
Với nhiều năm kinh nghiệm nên chúng tôi hiểu rất rõ nhu cầu sử dụng của khách hàng nên có thể đáp ứng được những yêu cầu một cách nhanh chóng và nhiệt tình.
Hệ thống luôn trữ sản phẩm với số lượng lớn, đa dạng đẩy đủ chủng loại, nguồn gốc rõ ràng. Đảm bảo chất lượng luôn tốt nhất. Bên cạnh đó, chính sách bảo hành lên đến 12 – 24 tháng, cung cấp giấy chứng nhận đầy đủ.
Có đội ngũ nhân viên kỹ thuật, chuyên viên bán hàng dày dạn kinh nghiệm. Tư vấn nhiệt tình và hỗ trợ 27/7 để đưa ra các giải pháp tối ưu nhất cho hệ thống của bạn. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được báo giá chi tiết và đầy đủ.
Nguồn: https://vanphukien.com
Cập nhật vào
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.