Bulong

 

Mô tả

Bulong chính là phụ kiện đường ống, được sử dụng để lắp ráp và ghép nối với những chi tiết khác thành một hệ thống. Hay sử dụng để kết nối các thiết bị với hệ thống tạo ra độ chắc chắn. Vậy bulong là gì? Có những loại nào? Chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Khái niệm bulong là gì?

Bulong hay còn được gọi bằng những tên khác như: bu-loong, bu lông và tên tiếng Anh là Bolt. Được biết đến là một phụ kiện đường ống được dùng để lắp ráp, ghép nối. Hay là liên kết các chi tiết rời rạc thành một khối hoàn chỉnh. Từ đó, đem lại độ bền cao cho toàn bộ hệ thống, giúp các thiết bị cũng như các loại van công nghiệp hoạt động hiệu quả và lâu dài.

Hình ảnh Bulong

Hình ảnh Bulong

Bu lông có đặc điểm cấu tạo đơn giản, được làm bằng 2 chất liệu chính; inox và thép. Phụ kiện này được thiết kế với nhiều hình dáng và độ dài, ngắn khác nhau với 2 đầu riêng biệt. Nguyên lý hoạt động của bu long dựa trên lực ma sát giữa các vòng ren của bulong và đai ốc. Để từ đó kẹp chặt các chi tiết lại với nhau, đảm bảo độ chắc chắn, an toàn.

Đặc điểm và cấu tạo của bulong

Đặc điểm của bulon

  • Bu-loong được thiết kế với nhiều hình dạng khác nhau như: tròn, vuông. Nhưng trên thị trường loại phổ biến nhất chính là thanh trụ tròn, có ren để vặ các đai ốc.
  • Phụ kiện được chế tạo với nhiều kích cỡ khác nhau. Nhưng tất cả đều theo một tiêu chuẩn nhất định.
  • Thiết kế đơn giản, khi lắp đặt hay sửa chữa đều dễ dàng.
  • Phần đầu của bu-long có những hình dạng khác nhau như: hình vuông, hình lục giác hay bát giác…
  • Loại phụ kiện này được sử dụng trong những hệ thống công nghiệp, nhà máy sản xuất hoặc dây chuyền chế biến…

Cấu tạo của bu lông

Đa số các loại bulong trên thị trường đều có đặc điểm cấu tạo khá giống nhau. Cụ thể gồm có 3 bộ phận chính như sau:

Đặc điểm cấu tạo của bu lông

Đặc điểm cấu tạo của bu lông

  • Phần đầu: Được thiết kế dạng hình tròn hoặc vuông. Có 5 mũ cạnh, 6 cạnh hoặc 8 cạnh. Sử dụng cạnh trong hoặc cạnh ngoài.
  • Phần thân; Có hình trụ trơn hoặc hình xoắn ốc. Độ dài của phần thân sẽ phụ thuộc vào mục đích, vị trí sử dụng. Một đầu của nó sẽ được gắn cố định với phần đầu bulong tạo thành một khối liền mạch. Đầu còn lại sẽ được gắn với đai ốc.
  • Phần mặt cuối: Được thiết kế với nhiều hình dạng khác nhau. Có thể là mặt phẳng, mặt code hoặc là chỏm cầu, mặt trụ tròn.

Các tiêu chuẩn và đặc tính kỹ thuật của bulong

Tiêu chuẩn sản xuất bulong

Tiêu chuẩn chế tạo bu lông

Tiêu chuẩn chế tạo bu lông

Tiêu chuẩn quốc tế

Tiêu chuẩn sản xuất bu-long là một yếu tố quan trọng. Điều này đảm bảo chất lượng và độ tin cậy của sản phẩm. Các tiêu chuẩn quốc tế phổ biến nhất được sử dụng trong sản xuất bulong bao gồm:

  • ISO 898-1: Đây là tiêu chuẩn của Tổ chức Tiêu chuẩn Hóa quốc tế (ISO) về bulon lục giác. Có độ bền kéo từ 400 đến 1220 MPa. 
  • ASTM F3125/F3125M: Tiêu chuẩn này của Hiệp hội Vật liệu và Công nghệ Mỹ (ASTM) áp dụng cho bu-loong. Bu lông vít và bu lông ốc có đường kính từ 1/2 inch đến 1 1/2 inch. 
  • DIN 931/933: Đây là tiêu chuẩn của Viện Tiêu chuẩn Đức (DIN) áp dụng cho bulong lục giác không răng. Có đường kính từ M1.6 đến M39.
  • JIS B 1180: Tiêu chuẩn này của Viện Tiêu chuẩn Nhật Bản (JIS) áp dụng cho bu-long lục giác không răng. Có đường kính từ M1.6 đến M64. 
  • ASME B18.2.1: Tiêu chuẩn này của Hiệp hội Kỹ sư Máy tính và Kỹ sư Máy móc Mỹ (ASME) áp dụng cho bu-loong lục giác. Có đường kính từ 1/4 inch đến 4 inch. 
  • BS 3692: Đây là tiêu chuẩn của Tiêu chuẩn Vật liệu Anh (BS) áp dụng cho bulong lục giác. Có đường kính từ M1.6 đến M39. 

Tiêu chuẩn trong nước

Tiêu chuẩn trong nước cũng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất bulong. Ở Việt Nam, các tiêu chuẩn quan trọng về bulong bao gồm:

  • TCVN 197-2002: Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về bu-long, vít và bu lông chống xoắn cho động cơ đốt trong và các bộ phận liên quan.
  • TCVN 7385-2004: Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về bulon và ốc vít chịu lực. Tiêu chuẩn này quy định về kích thước, độ dày, độ bền, và các yêu cầu khác đối với bu-long và ốc vít chịu lực.
  • TCVN 7395-2004: Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về bulong chống xoắn. Tiêu chuẩn này quy định về kích thước, độ dày, độ bền, và các yêu cầu khác đối với bulong chống xoắn.

Đặc tính kỹ thuật của bulong

Kích thước và hình dạng: đường kính, độ dài, đầu bulong, dạng đuôi, hình dạng bề mặt.

  • Độ bền: Được đánh giá bằng độ dãn và độ giãn của vật liệu khi chịu tải trọng.
  • Độ cứng: Được đánh giá bằng độ cứng Vickers hoặc độ cứng Rockwell.

Các yêu cầu về độ bền và độ cứng của bulong

  • Độ bền kéo: Được đo bằng đơn vị N/mm2 hoặc psi, đại diện cho lực kéo tối đa mà bulong có thể chịu trước khi bị gãy.
  • Độ cứng: Được đo bằng đơn vị HV hoặc HRC, đại diện cho khả năng chịu lực va đập và khả năng kháng mài mòn của bulong.

Những yêu cầu về độ bền và độ cứng phải được đáp ứng để đảm bảo sự an toàn trong các ứng dụng khác nhau của bulong.

Phân loại bulong 

Dựa theo chất liệu

Bu lông inox

Bulong inox được làm hoàn toàn từ chất liệu inox loại 201, 304 hoặc 316. Loại này có đặc tính độ bền cao, chống ăn mòn, han gỉ. Bên ngoài có độ sáng bóng, không thấm nước, thấm bụi. Giúp cho bu lông có khả năng chịu được các tác nhân bên ngoài. Vì vậy, được ứng dụng phổ biến trong môi trường có tính ăn mòn như: axit, nước thải… Hay những hệ thống có áp lực lớn, nhiệt độ cao như hơi nóng, khí nén…

Bu lông thép

Trong chất liệu thép thì được chia ra làm: bulong thép đenbulong thép mạ. Dù ở loại nào thì nó đều có ưu điểm là chống han gỉ cực tố. Chống va đập và chịu được các điều kiện khắc nghiệt về nhiệt độ và áp lực. Nhưng giá thành cao hơn so với inox và được chế tạo với kích thước cỡ lớn. Phù hợp với những hệ thống có quy mô lớn. Một số ứng dụng điển hình như: hệ thống nước sạch, xăng dầu hoặc đường ống dẫn gas…

Dựa theo thiết kế phần đầu

Bu lông cạnh trong và bu lông cạnh ngoài

Bu lông cạnh trong và bu lông cạnh ngoài

Bulon cạnh ngoài

Điểm nhận dạng của loại này chính là phần đầu xung quanh có viền hình lục giác, ngũ giác hoặc bát giác… Các cạnh được bố trí đều nhau và phù hợp lắp đặt trong những diện tích rộng. Vì khi lắp đặt cần dùng dụng cụ kép vào các cạnh để đảm bảo độ chắc chắn.

Bulon cạnh trong

Điểm nhận dạng của bu lông cạnh trong chính là phần đầu có một lỗ hởi 5 cạnh, 6 cạnh hoặc 8 cạnh… Xung quanh thì trơn không có cạnh giống như bu lông cạnh ngoài. Nhờ đặc điểm này mà loại này được ứng dụng phổ biến hơn. Có thể lắp đặt ở nhiều vị trí khác nhau. Tuy nhiên, khi lắp đặt không nên siết chặt quá. Như vậy sẽ làm trờn ren ở các cạnh bên trong.

Các loại bulong phổ biến trên thị trường

Có nhiều loại bu-loong được sử dụng trong các ứng dụng khác nhau. Tùy thuộc vào kích thước, hình dạng và tính chất vật liệu của chúng. Dưới đây là một số loại bulong phổ biến:

Các loại bu-loong trên thị trường

Các loại bu-loong trên thị trường

  • Bu lông lục giác: Là loại có đầu lục giác, được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng xây dựng, cơ khí, ô tô và hàng hải.
  • Bulon tròn: Loại có đầu tròn, được sử dụng trong các ứng dụng nhẹ, như lắp ráp các vật liệu gỗ hoặc kim loại mỏng.
  • Bu-long đầu bằng: Loại có đầu bằng phẳng. Thường được sử dụng để lắp đặt các vật liệu mỏng hoặc phẳng.
  • Bulong cánh bướm: Loại này có đầu có cánh bướm, giúp dễ dàng lắp đặt và tháo rời mà không cần dụng cụ đặc biệt. Thường được sử dụng trong các ứng dụng điện tử và trong việc lắp đặt các thiết bị dễ thay đổi.
  • Bu lông ren: Có bề mặt có rãnh ren, được sử dụng trong các ứng dụng cần độ bám dính cao. Ví dụ trong việc lắp đặt các bộ phận cần khóa chặt hoặc trong các ứng dụng liên quan đến thủy lực và khí nén.
  • Bu lông chịu lực: Là loại bulong được thiết kế để chịu lực và được sử dụng trong các ứng dụng như các bộ phận máy móc, các kết cấu xây dựng và các thiết bị nặng.

Những loại bu-loong này có đặc điểm, tính chất và ứng dụng khác nhau. Tùy thuộc vào các yêu cầu cụ thể của các ứng dụng khác nhau.

Phạm vi ứng dụng của bulong trong đời sống

Ứng dụng của bu-long trong ngành xây dựng

  • Được sử dụng trong các công trình xây dựng như cầu đường, tòa nhà, nhà máy, cảng biển, các công trình thủy lợi,…
  • Sử dụng để kết nối các cấu kiện như thanh thép, ống thép, tấm thép, các bộ phận máy móc, máy xây dựng,…
  • Ứng dụng của bulong trong ngành ô tô:
  • Dùng để kết nối các bộ phận trong ô tô như bánh xe, hệ thống treo, hệ thống phanh, hệ thống lái,…
  • Các loại bu-long được sử dụng trong ngành ô tô có đặc tính chịu lực và chịu mài mòn cao.

Ứng dụng của bu lông trong ngành điện tử

  • Sử dụng để kết nối các bộ phận trong thiết bị điện tử, từ điện thoại di động, máy tính, máy ảnh, đèn LED,…
  • Lắp đặt trong ngành điện tử thường có kích thước nhỏ và độ chính xác cao.

Ứng dụng của bulong trong ngành sản xuất máy móc

  • Dùng để kết nối các bộ phận trong máy móc, máy công nghiệp như máy khoan, máy tiện, máy phay, máy cắt, máy hàn,…

Hướng dẫn đọc ký hiệu bulong

Thông thường ở trên các bu lông sẽ có những ký hiệu hoặc là các con số khác nhau. Để đọc được chính xác, bạn có thể tham khảo cách đọc dưới đây:

  • Ký hiệu ở phần đầu có dạng XX.X: Đây chính là kí hiệu 2-3 ký tự số latinh. Con số thể hiện cấp của bu lông. Trong đó:
  • XX chỉ là 1/10 độ bền kéo tối thiểu của bulon. Sử dụng đơn vị kgf/mm2
  • X chính là chỉ 1/10 giá trị tỷ lệ giới hạn chảy và độ bền kéo tối thiểu. Được biểu thị dưới dạng %: δch/δb.
  • Ký hiệu chữ cái in hoa ở đỉnh đầu: Thường các thương hiệu của nhà sản xuất.

Cách sử dụng và bảo quản bulong đúng cách

Cách sử dụng và bảo quan bulong tốt nhất

Cách sử dụng và bảo quan bulong tốt nhất

Cách sử dụng bu-long đúng cách

Để sử dụng bulon đúng cách, cần tuân thủ một số quy tắc sau:

  • Lựa chọn loại bu lông phù hợp với tải trọng, kích thước và hình dạng của các chi tiết cần kết nối.
  • Xác định lực kéo hoặc lực nén trọng lượng và định hướng của chúng trên bu-loong để lựa chọn độ dài bulong phù hợp.
  • Sử dụng công cụ phù hợp để thắt chặt bulon với mức độ căng đúng, không quá lỏng hoặc quá chặt.
  • Theo dõi độ căng của Bolt thường xuyên để đảm bảo chúng không bị lỏng.

Các phương pháp bảo quản bulon

  • Bảo quản trong môi trường khô ráo và thoáng mát.
  • Tránh lưu trữ dòng phụ kiện này trong môi trường ẩm ướt hoặc có chất ăn mòn.
  • Bảo quản bulon trong bao bì kín để tránh bị tác động của môi trường bên ngoài.
  • Đối với bu lông dài, nên đặt ngang trên giá để tránh bị cong hoặc biến dạng.

Các lưu ý khi lắp đặt và tháo rời bu-loong

  • Xác định đúng vị trí và hướng của bu-long trước khi tháo hoặc lắp đặt.
  • Không sử dụng bu lông bị vỡ hoặc bị hư hỏng để tránh tai nạn.
  • Đảm bảo sức khỏe của người thao tác bằng cách đeo đầy đủ trang bị bảo hộ.
  • Sử dụng công cụ tháo rời và lắp đặt đúng loại và kích cỡ để tránh làm hỏng phụ kiện.
  • Theo dõi độ căng của bulong sau khi lắp đặt để đảm bảo chúng được thắt chặt đúng mức độ.

Trên đây là những thông tin liên quan đến bulong. Mong qua bài chia sẻ, dưới bạn đọc hiểu rõ hơn về sản phẩm. Nếu quý khách đang tìm kiếm đơn vị cung cấp bulong chất lượng. Hãy liên hệ với Tuấn Hưng Phát qua hotline hiển thị bên dưới để được hỗ trợ tốt nhất.

0/5 (0 Reviews)
Cập nhật vào

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Bulong”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Van Công Nghiệp

Phân Phối Độc Quyền Van Công Nghiệp WONIL HÀN QUỐC Và Van Điều Khiển KOSAPLUS KOREA - HAITIMA TAIWAN

Phụ Kiện Ống Nước

Cung Cấp Phụ Kiện Ống Thép - Ống Inox Tiêu Chuẩn Chất Lượng

Van Nước - Van Khí Nén

Sản Phẩm Đa Dạng Về Chủng Loại Từ Các Loại Van Nước Đến Van Khí Nén. Cam Kết Chất Lượng, Bảo Hành Chính Hãng!
Call Now Button