So sánh van cổng và van cầu khác nhau như thế nào?
Van cổng và van cầu là hai loại van không thể thiếu trong những đường ống công nghiệp. Sự khác biệt giữa van cổng và van cầu được thể hiện thông qua cấu tạo, nguyên lý hoạt động. Từ đó dẫn tới sự khác nhau về lắp đặt, bảo trì, tính ứng dụng,… Vậy van cổng và van cầu khác nhau những điểm nào? Cùng Vanphukien tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Giới thiệu chung về van cổng và van cầu
Trước khi so sánh sự khác nhau giữa van cầu và van cổng thì chúng ta tìm hiểu khái niệm Van cổng là gì? Van cầu là gì? Chúng được ứng dụng như thế nào trong các hệ thống công nghiệp.
Van cổng là gì?
Van cổng (tên tiếng Anh là Gate Valve) có thiết kế đĩa van hoạt động lên xuống như cánh cửa. Loại van này được sử dụng để ngăn chặn hoặc cho phép dòng chảy đi qua hoàn toàn. Vậy nên người ta còn gọi đây là van cửa hoặc van chặn.
Với thiết kế đĩa van đặc biệt, các bộ phận của van cửa không nằm trong môi chất khi mở. Vậy nên không gây cản trở dòng chảy. Nhờ vậy mà nó được ứng dụng phổ biến trong các hệ thống chứa lưu chất là nước, nguyên – nhiên liệu,… Thậm chí là môi trường chứa lưu chất có tính sệt, dạng hạt, bùn lỏng,…
Van cầu là gì?
Van cầu (tên tiếng Anh là Globe Valve) là loại van được dùng để đóng/mở hoặc tiết lưu dòng chảy. Tên gọi van cầu xuất phát từ hình dạng van giống hình cầu với hai nửa thân van được tách biệt bởi đĩa van. Thân van có dạng yên ngựa, chữ ngã nên còn được gọi là van chữ ngã, van yên ngựa.
Với thiết kế như vậy nên van cầu chỉ cho phép dòng chảy đi theo một hướng nhất định. Mục đích chính của van cầu là dùng để kiểm soát dòng chảy.
Sự khác biệt giữa Van cổng và Van cầu
Van cổng và van cầu đều được sử dụng với mục đích điều khiển dòng chảy trong đường ống. Tuy nhiên, sự khác biệt về cấu tạo, cách hoạt động khiến cho mỗi loại van đều có những đặc điểm riêng. Từ đó tạo nên sự khác biệt giữa van cổng và van cầu.
Cùng Vanphukien khám phá những điểm khác biệt giữa hai loại van này nhé
- Về cấu trúc: Van cổng có đĩa van nâng lên hạ xuống như cánh cửa nên còn được gọi là van cửa. Phần lớn các bộ phận của van cổng được thiết kế nằm trên cùng của thân van. Khi van mở thì phía dưới thân van rỗng, các bộ phận không tiếp xúc môi chất. Còn van cầu được biết đến với tên gọi như van chữ ngã, van yên ngựa do hình dáng bên ngoài giống chữ ngã. Các bộ phận của van cầu được thiết kế nằm trong môi chất khi van mở. Đĩa van được thiết kế nằm ngang, hoạt động lên xuống mỗi khi van đóng/mở hoặc tiết lưu dòng chảy.
- Về chức năng: Van cổng được thiết kế với chức năng chính là đóng/mở hoàn toàn. Từ đó ngăn chặn hoặc cho phép toàn bộ lưu chất đi qua van. Bên cạnh chức năng đóng mở thông thường, van cầu còn được sử dụng để điều tiết dòng lưu chất qua van. Điều này khiến van cầu được sử dụng phổ biến hơn trong những hệ thống yêu cầu khả năng điều chỉnh lưu lượng.
- Khả năng làm sụt giảm áp suất: Đĩa van của van cổng không nằm trong lưu chất khi mở nên làm sụt giảm áp suất không đáng kể. Còn van cầu lại gây nên sự sụt áp đáng kể do nhiều bộ phận nằm trong đường ống.
- Hướng dòng chảy: Van cầu chỉ cho phép dòng chảy đi theo một chiều nhất định và hướng này được quy định rõ trên thân van. Vì vậy khi lắp đặt van cầu cần lưu ý để vận hành van hiệu quả. Trái lại van cổng cho phép dòng lưu chất bên trong di chuyển theo cả 2 hướng. Vậy nên việc lắp đặt van cổng có phần đơn giản hơn.
- Giá thành sản phẩm: Do cấu trúc phức tạp nên giá van chữ ngã cao hơn so với van cửa.
- Không gian lắp đặt: Van cổng chiếm ít không gian chiều ngang và có thể yêu cầu không gian theo chiều dọc đối với loại van cổng ty nổi. Còn van cầu lại có chiều ngang rộng và chỉ chiếm ít không gian chiều dọc.
- Vị trí lắp đặt trên đường ống: Thông thường van cổng được lắp đặt ở ngay đầu đường ống. Còn van cầu sẽ được lắp được ở vị trí cuối hệ thống.
- Tính ứng dụng: Thông thường van cầu được dùng cho dòng chảy trong hệ thống nước làm mát, dầu nhiên liệu,… Còn van cổng có thể được ứng dụng với các hệ thống khí đốt, dầu bôi trơn, nước,… Ngoài ra, van dao còn được ứng dụng trong các môi trường có chứa hạt, chất sệt, chất rắn lơ lửng,… Bởi cách hoạt động của cửa van sẽ hạn chế tình trạng các chất bị kẹt, tích tụ trong van.
Như vậy, sự khác nhau giữa van cổng và van cầu cũng là tiêu chí để chọn lựa loại van phù hợp cho đường ống. Bên cạnh những yếu tố trên thì việc lựa chọn chất liệu, kích thước và tiêu chuẩn lắp đặt cũng rất cần thiết. Đặc biệt là bạn phải tìm nhà cung cấp van chất lượng, uy tín để đảm bảo van vận hành tốt nhất.
Nếu bạn còn phân vân về lựa chọn của mình thì liên hệ ngay với Vanphukien để nhận tư vấn. Chúng tôi đã có nhiều năm cung cấp các sản phẩm van công nghiệp cho đối tác, khách hàng. Vì vậy có thể đưa cho bạn những giải pháp, lựa chọn phù hợp nhất.
Có thể bạn quan tâm:
Cập nhật vào