Công Tắc Hành Trình Là Gì ? Nguyên Lý Cấu Tạo

5/5 - (1 bình chọn)

Công tắc hành trình là gì cũng là một trong từ khóa có lượt tìm kiếm nhiều nhất về chuyên ngành tự động hóa hiện nay. Vậy cụ thể thì thiết bị này có cách lắp đặt như thế nào? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây. Mời các bạn cũng theo dõi!

Công tắc hành trình là gì?

Công tắc hành trình

Công tắc hành trình cũng có chức năng như các loại công tắc thông thường sử dụng để giới hạn về một hành trình của một bộ phận hay 1 cơ cấu hoặc 1 hệ thống chuyển động. Nó cũng có vai trò đóng mở nhưng có thêm 1 cái cần gạt để giới hạn hoặc điều khiển thiết bị điện để thay đổi trạng thái.

Và trạng thái của công tắc sẽ không duy trì khi mà không còn tác động lên chúng nữa. So với những loại công tắc bình thường khác thì chúng sẽ vẫn tiếp tục duy trì trạng thái đến khi chịu thêm 1 lần tác động nữa.

Thiết bị này có thể sử dụng để ngắt mạch tại các đường lưới điện hạ áp. Vì khi công tắc tác động vào sẽ làm thiết bị đó ngừng hỏa động ngay tại vị trí tắt hay là cấp điện cho 1 thiết bị khác.

Cấu tạo của công tắc hành trình

  • Bộ truyền động: Đây là 1 bộ phận cần gạt bên nằm ngoài công tắc. Nó được gắn ngay trên đầu của thiết bị với vai trò nhận tác động từ bộ phận chuyển động để kích hoạt công tắc.
  • Phần thân: Phần nào sẽ bao gồm các linh kiện trên trong lớp nhựa, giúp bảo vệ mạch điện khỏi những tác động từ vật lý.
  • Chân kết nối: Đây cũng là chứa các đầu vít để kết nối với các tiếp điểm cùng hệ thống dây điện.

Nguyên lý hoạt động của công tắc hành trình

Nguyên lý làm việc của thiết bị này cũng khá đơn giản. Khi mà muốn đóng mở mạch điện người dùng chỉ cần tương tác với relay và bộ điều khiển. Khi tác động lên relay sẽ khiến thông tin truyền về bộ điều khiển. Sau đó tín hiệu đóng mạch sẽ tự phản hồi lại.

Cụ thể là trong điều kiện bình thường, tiếp điểm giữa COM và NC sẽ được đấu với nhau. Nhưng khi có một lực tác động lên thì tiếp điểm giữa 2 chân sẽ bị hở và sẽ chuyển sang chân COM và NO. Tiếp đến sẽ kích hoạt trạng thái làm việc và điều khiển các tín hiệu ngõ từ thiết bị.

Cấu tạo nguyên lý hoạt đông công tắc hành trình . Nguồn : Tham khảo

Phân loại công tắc hành trình

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại công tắc hành trình khác nhau. Nhưng nổi bật và được sử dụng nhiều hơn cả vẫn là các loại công tắc sau đây:

Công tắc dạng bánh gạt

Công tắc này sẽ có bộ phận chuyển động bằng bánh xe với phần thân được làm từ nhựa. Thêm vào đó, thiết bị này còn có khả năng chống bụi, chống nước đạt tiêu chuẩn IP67, có nhiệt độ làm việc tối đa 70°C và điện áp không quá 500VAC. 

Kiểu tác động của công tác này chính là tác động 2 chiều với cặp tiếp điểm NO và NC. Công tắc cũng thường được lắp đặt thêm 1 cầu chì để bảo vệ mạch kết nối được an toàn.

Công tắc dạng thân kim loại

Công tắc này cũng có bộ phận bánh gạt giống như công tắc hành trình dạng bánh gạt. Tuy nhiên, bộ phần truyền động của thiết bị này có khả năng tăng giảm kích thước, nên có thể ứng dụng được nhiều cơ cấu tác động khác nhau.

Công tắc có khả năng hoạt động trong mức điện áp lên đến 500VAC với dòng điện 24VDC và nhiệt độ làm việc dưới 70°C. Và cặp tiếp điện NO và NC hoạt động theo kiểu tác động nha khi dùng lỗ nối dây PG 13.5.

Công tắc lò xo

Công tắc này sẽ có 2 loại thân kim loại và nhựa khác nhau. Với phần thân nhựa có khả năng chống nước đạt tiêu chuẩn IP65, còn thân kim loại thì đạt IP66. Nên có thể dùng được ngoài trời rất tốt. Tiếp điểm của thiết bị này là dạng tác động nhanh với cable gland PG 13.5.

Điểm khác biết của thiết bị này so với những loại khác là có thêm phần lò xo có chức năng nhận tác động từ bộ chuyển động.

Công tắc dạng tác động kéo

Loại này sẽ thay thế tay gạt thành 1 vòng kim loại được dùng trong các hệ thống khấn hay dùng trong cửa kéo. Phần thân làm từ chất liệu kim loại có khả năng chống nước đạt chuẩn IP65 với tác động nhanh vào 2 tiếp điểm NO và NC.

Mức điện áp sử dụng tối đa là 500VAC trên dòng điện 10A với chu kỳ hoạt động lên đến 3600 lần/h. Và nó cũng sẽ có 2 loại có nút reset và không có.

Ưu nhược điểm của công tắc hành trình

Mỗi một thiết bị luôn có những ưu và nhược điểm khác nhau và thiết bị công tắc hành trình này cũng thế. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về những điều đó dưới đây nhé!

Ưu điểm của công tắc hành trình

  • Có thể ứng dụng được hầu hết trong các lĩnh vực công nghiệp.
  • Đáp ứng tốt các môi trường làm việc đòi hỏi độ chính cực cao/
  • Có khả năng tiết kiệm điện tối đa.
  • Có thể dùng được cho nhiều tải cùng 1 lúc cũng được.

Nhược điểm của công tắc hành trình

  • Không đạt được hiệu quả cao khi sử dụng cho các thiết bị có tốc độ truyền chậm.
  • Cần phải tiếp xúc trực tiếp với những thiết bị truyền động.
  • Vì tiếp xúc trực tiếp nên các bộ phận cơ khí dễ bị mòn. Cần được kiểm tra thường xuyên để đảm bảo tính an toàn và độ hiệu quả.

Cách lắp đặt công tắc hành trình tại nhà

Công tắc hành trình thường sẽ có 3 chân với 1 chân được nối trực tiếp vào nguồn điện gọi là COM. Còn các chân NC và NO sẽ có hoạt động chân kia đóng thì chân này mở. Theo như hoạt động thông thường thì NO là dạng chân mở còn NC là chân đóng. 

Khi NC tiếp xúc trực tiếp với tiếp điểm động sẽ khiến cho dòng điện đi qua mạch rồi đi vào thiết bị cần cấp điện. Và để có thể lắp đặt chính xác, các bạn có thể làm theo hướng dẫn sau đây.

Lắp đặt công tắc hành trình.
Tham khảo: Youtube

Gắn công tắc

  • Trước hết cần phải đặt công tắc thử ở nơi thoáng đãng để dễ điều khiển, bảo trì và sửa chữa khi gặp lỗi.
  • Tiếp đến dùng khoan để khoan các lỗ trên giá đỡ phù hợp với ốc vít, công tắc trong các góc.
  • Dùng tua vít gắn chặt công tắc hành trình trên giá đỡ.

Đấu dây điện

  • Tiếp theo sẽ đấu phần dây nguồn vào trong nguồn điện.
  • Chân COM sẽ được nối trực tiếp với dây nguồn.
  • Chân NO sẽ được nối với dây dẫn đi vào trong thiết bị. Bạn cũng có thể dùng chân NO và NC cho cả 2 thiết bị để khi đóng thiết bị này có thể bật luôn thiết bị kia. Và sử dụng ốc vít để cố định lại.

Đảo chiều quay động cơ 

Theo nguyên tắc lắp đặt của mạch thuận – nghịch thì khi bấm vào công tắc hành trình mạch sẽ liền lại. Từ đó động cơ sẽ chạy và là cửa kéo xuống cho đến khi cánh cửa va vào công tắc thì chúng sẽ tự động ngừng hoặc mk có thể ấn ngừng. Kéo lên cũng thế nên bạn không cần phải cải nút bấm mà hãy để cho nó tự động.

Từ khóa : Cách đấu công tắc hành trình ,công tắc hành trình (limit switch) ,Bản vẽ công tắc hành trình, Công tắc hành trình cửa công, Mạch đảo chiều dùng công tắc hành trình ,công tắc hành trình me-8108 ,Công tắc hành trình nhấn nhà ,Lập trình công tắc hành trình

Trên đây là toàn bộ thông tin về công tắc hành trình là gì mà chúng tôi vanphukien.com muốn gửi tới tất cả độc giả. Mong rằng qua bài viết này bạn sẽ có nhiều thông tin bổ ích để có thể tự mình lắp đặt công tắc hành trình tại nhà dễ dàng.

5/5 (1 Review)

Add your comment

Van Công Nghiệp

Phân Phối Độc Quyền Van Công Nghiệp WONIL HÀN QUỐC Và Van Điều Khiển KOSAPLUS KOREA - HAITIMA TAIWAN

Phụ Kiện Ống Nước

Cung Cấp Phụ Kiện Ống Thép - Ống Inox Tiêu Chuẩn Chất Lượng

Van Nước - Van Khí Nén

Sản Phẩm Đa Dạng Về Chủng Loại Từ Các Loại Van Nước Đến Van Khí Nén. Cam Kết Chất Lượng, Bảo Hành Chính Hãng!
Call Now Button