Inox là gì? Phân loại và ứng dụng của inox
Inox là một nguyên vật liệu quen thuộc trong cuộc sống, được ứng dụng cho nhiều đồ dùng, lĩnh vực, ngành nghề mà chúng ta dễ dàng bắt gặp được. Inox hay còn được gọi là thép không gỉ được xem là một loại “vật liệu xanh” vì chất liệu này có thể tái chế hoàn toàn, nó không gây độc hại đến môi trường. Nhưng thực tế bạn đã biết inox là gì chưa? Chúng được phân loại ra sao? Độ ứng dụng trong đời sống hiện tại. Để giúp bạn hiểu rõ hơn, chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!
Định nghĩa khái niệm inox là gì?
Inox hay còn được gọi là thép không gỉ có tên tiếng Pháp là Inoxydable. Là một hợp kim thép, trong đó nó có chứa một lượng crom khoảng từ 10,5% đến 1,2% cacbon theo khối lượng. Nếu hợp kim này chứa nhiều hàm lượng crom thì khả năng chống ăn mòn của nó sẽ càng cao.
Ngoài ra, thì nó còn được bổ sung thêm hàm lượng chất molypden thì lại làm tăng cả năng chống ăn mòn khi nó có thể làm giảm đi lượng axit và chống lại sử tấn công ở dung dịch clorua.
Trong hợp kim này thì nó còn có nhiều thành phần khác để tạo nên một khối có thể sử dụng được trong những môi trường khắc nghiệt. Ít có chất liệu khác làm được.
Nguồn gốc của inox
Dấu mốc đánh dấu sự xuất hiện của inox chính là vào năm 1993. Đây là thời điểm inox được phát hiện nhờ chuyên gia người Anh Harry Brealey. Ông là người sáng chế lần đầu tiên với lượng carbon là 0.24% và tăng crom 12.8%. Lúc chế tạo cái này với mục đích là tạo ra loại thép đặc biệt với công dụng mài mòn hiệu quả; ít bị ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài.
Thời điểm phát triển tiếp theo là năm 1939 ( thời kỳ trước chiến tranh thế giới thứ 2). Lúc này thép được nghiên cứu kỹ hơn và được cải tiến hơn bởi hãng thép Krupp của Đức. Lúc này, inox được thêm niken không gỉ và làm tăng thêm độ chống mài mòn; có độ dẻo dai trong quá trình thi cộng. Và lúc này thì nó có hai loại là 300 và 400.
Giai đoạn tiếp theo chính là khi kết thúc chiến tranh 1945, hai loại thép trước đó được nghiên cứu và phát triển thêm bởi chuyên gia Anh W.H Hatfield. Khi nghiên cứu thì ông đã thay đổi tỉ lệ niken và crom trong thành phần và tạo nên loại thép tỉ 8/8 và là loại thép 304 hiện nay.
Trong thời đại ngày nay thì trong hợp kim này nó phải chưa ít nhất là 10.5% crom. Để chúng có thể có khả năng chống ăn mòn rất tốt, tuổi thọ được lâu dài hơn. Và ngày nay thì inox được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực khác nhau. Từ những nhu cầu trong đời sống cũng như là trong sản xuất công nghiệp.
Các đặc tính của inox là gì?
Nhờ có các đặc tính nổi bật và riêng biệt, ít hợp chất có được nên nó được sử dụng nhiều trong đời sống. Vậy những đặc tính nổi bật như sau:
Khả năng chống ăn mòn
Như đã nói thì trong inox nó chứa đựng crom tối thiểu là 10,5% và còn được bảo vệ thêm một lớp oxit crom thụ động. Lớp này được hình thành tự nhiên trên bề mặt vật liệu và nó được thông qua phản ứng của crom với oxy từ không khí hoặc là nước. Chính vì vậy, nó mang đến độ cứng hất để có thể chịu được sự ăn mòn của những môi trường có axit, có sự mài mòn cao.
Khả năng chịu nhiệt
Là chất liệu được đánh giá cao trong việc chịu được những trong những môi trường có nhiệt độ cao, có thể chịu được nhiệt lên đến 800 độ C. Thép không gỉ cũng được xếp hạng vào A2s1d0 và theo tiêu chuẩn chống cháy Châu Âu EN 1350-1, mà không có những khói độc hại.
Khả năng cơ học
Với khả năng này thì hợp chất có độ dẻo, độ đàn hồi và độ cứng cao đưa thép không gỉ trở thành loại vật liệu. Với những đặc tính này thì người dùng có thể dễ dàng uốn, dập, hàn…
Tính thẩm mỹ
Với bề mặt hoàn thiện, có độ bóng, xước, mờ, gương. Hoặc inox có thể in nổi hoặc nhuộm màu được. Nên vật liệu này có tính độc đáo và thẩm mỹ cao. Chính vì có thể chế tạo ra được nhiều kiểu dáng nên là nó được ứng phổ biến trong việc thiết kế nội thất và những món trang trí khác.
Khả năng tái chế
Là dòng vật liệu có nhiều đặc tính và còn được mệnh danh là “vật liệu xanh”. Nên nó có thể tái chế được 100%, thép không gỉ còn có thể tái chế vô hạn mà không bị suy giảm chất lượng.
Dễ dàng vệ sinh, làm sạch
Với có độ bóng nên các vật dụng được sản xuất, dễ dàng lau chùi. Người dùng có thể sử dụng được các sản phẩm tẩy rửa mà không làm ảnh hưởng đến bề mặt. Một sản phẩm điển hình đó chính là nồi chảo bằng thép không gỉ. Ta có thể chùi rửa thường xuyên, mà không hề bị biến đổi và bạc màu.
Các thành phần của inox
Là một hợp kim được tạo từ nhiều nguyên tố khác nhau. Trong đó, mỗi loại nguyên tố nó sẽ có những vai trò khác nhau. Mang đến những chắc năng và cấu tạo. Và dưới đây là một số thành phần cấu tạo của inox như sau:
Sắt – Fe
Là nguyên tố đầu tiên tạo nên hợp kim. Và bản chất của inox chính là một dạng hợp kim của sắt với các đặc tính tốt về độ chịu lực, độ dẻo và độ cứng. Với những tính chất này thì ít kim loại này cũng có thể thay thế được.
Carbon – C
Đây là thành phần quan trọng của inox, có tác dụng chính là chính sự ăn mòn. Yếu tố hóa học này có mặt ở nhiều nhóm, hàm lượng carbon trong hợp chất chính là ở mức thấp.
Crom – Cr
Đây là thành phần không thể thiếu của bất kỳ loại inox nào. Cr chính là nguyên tố có phản ứng có, hay nó còn được gọi vui là có độ “trơ”. Và trong mỗi hợp kim thì Cr sẽ chứa tối thiểu là 10.5%. Để tạo ra được độ chống ăn mòn và gỉ sét, dùng được trong những môi trường khắc nghiệt.
Niken – Ni
Đây là hợp kim chính là nhóm thép không gỉ Austenitic. Khi có nguyên tố này trong hợp kim thì nó sẽ mang độ dẻo dai cao, độ bề tốt cho inox, ngay cả khi hợp chất đó thì nó nhiệt độ hỗn hợp làm nguội.
Mangan – Mn
Là nguyên tố thuộc nhóm 2XX, có thể thay thế được cho niken ở các mác thép 2XX. Tác dụng chính là của nguyên tố này giúp cho hợp chất có không gỉ khử oxy hóa và làm ổn định mác thép Austenitic.
Mo – Molypden
Là thành phần chất phụ gia được thêm vào nhóm inox, có chứa được các nguyên tố Cr – Fe – Ni để có thể chống ăn mòn cục bộ và chống được kẽ nứt. Và nguyên tố này xòn có thể chống được nhiệt Clorua. Nguyên tố Mo càng cao thì sức chống chịu clorua nó cũng lại càng cao.
Phân loại inox
Trong hợp kim này thì nó được chia thành 4 loại chính, gồm có:
Austenitic
Austenitic là loại thép được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Trong loại này thì nó được chứa tối thiểu là 7% niken, 16% crom và tối đa là 0.08% carbon. Nên nó có khả năng chịu được sự ăn mòn cao trong phạm vi nhiệt độ rộng. Nó sẽ không làm nhiễm từ, có độ mềm, dễ uốn và dễ hàn.
Và ở dòng này thì nó các loại như: SUS 301, 304, 304L, 316, 316L,… Và nó được sử dụng để có thể sản xuất đồ gia dụng như: nồi niêu xoang chảo, thau chậu…, bình chứa, ống công nghiệp, tàu thuyền công nghiệp…
Ferritic
Là một loại thép không gỉ có tính chất cơ lý tương tự thép mềm nhưng có khả năng chịu ăn mòn cao hơn. Trong loại này thì crom chiếm khoảng 12- 17%. Bình thường thì crom 12% được sử dụng thường xuyên trong các kiến trúc. Còn loại 17% crom được sử dụng nên các đồ sử dụng trong các đồ gia dụng, nồi hơi…
Các loại điển hình là SUS 430, 410, 409…
Austenitic – Ferritic (Duplex)
Là loại thép được kết hợp giữa ferritic và Austenitic duplex có chứa những thành phần niken ít hơn so với Austenitic. Và thuộc dòng này như: LDX 2101,SAF 2304,…
Loại này thì nó có độ bền cao, khả năng chịu lực tốt, mềm dẻo. Được ứng dụng trong những ngành công nghiệp hóa dầu, chế tạo tàu biển…
Martensitic
Là loại thép không gỉ có chứa khoảng 11% đến 13% crom. Nên nó có thể chịu được lực và độ cứng tốt. Tuy nhiên, thì khả năng chịu sự ăn mòn nó chỉ ở mức tương đối mà thôi. Nên loại này thường được ứng dụng để chế tạo ra những cánh tuabin, lưỡi dao… Dòng điển hình của nó là SUS 410.
Các loại inox được sử dụng phổ biến hiện nay
Inox 304
Là loại khả năng chống gỉ và chống ăn mòn cực tốt lại dễ gia công, tạo hình, SUS 304 là một vật liệu được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Là vật liệu được nhiều nhà sản xuất lựa chọn để có thể làm các vật dụng hàng ngày. Và nó còn thuận tiện cho việc lau bàn ghế được chế tạo bằng inox.
Ngoài ra, nó còn được ứng dụng nhiều trong các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, sản xuất thiết bị y tế, đồ dùng trang trí… mà khả năng chống được sự ăn mòn, chống gỉ.
Inox 430
Là loại có giá thành rẻ hơn loại 304, tuy nhiên thì loại này có inox như dễ bị gỉ sét nên được ứng dụng vào những nơi ít tiếp xúc với nước. Nó thường được sử dụng để làm nồi, chảo nấu ăn, hoặc được dùng để làm lớp phủ ngoài cùng đáy nồi.
Inox 201
Loại này có khả năng chống gỉ tốt nhưng nhưng nó vẫn kém hơn so với SUS 304, nên giá thành của nó cũng thấp hơn. Nó thường được ứng dụng phong phú như sản xuất cã thiết bị gia dụng như: bồn rửa, cửa cổng… hoặc là những đồ trang trí để ô tô, kẹp…
Inox 310S
Là loại có khả năng chịu nhiệt vô cùng tốt và khả năng kháng lại Nito trong những không khí. Loại này thì thường được sử dụng rộng rãi trong những lĩnh vực: chế biến thực phẩm, lọc dầu, nhà máy sản xuất xi măng…
Inox 316
Nó thuộc dòng Austenitic, là loại được sử dụng phổ biến thứ hai. Vì nó có khả năng chịu ăn mòn tốt hơn SUS 304, được sử dụng nhiều trong việc xây dựng công nghiệp, dân dụng và quốc phòng, các đường ống cho tàu chở hóa chất….
Ứng dụng của inox
Trong đời sống hiện nay thì inox được ứng dụng rất nhiều và đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Và tính ứng dụng của nó như sau:
- Trong ngành xây dựng: Khi sử dụng trong ngành này thì nó có thể chống được ăn mòn cao, có độ bền và dễ uốn nắn tạo hình. Tạo hình theo nhu cầu của người dùng để phục vụ cho những công trình xây dựng, làm tường, làm mái… và có độ bền rất tốt trong quá trình sử dụng.
- Trong ngành chế biến và bảo quản thực phẩm: Trong ngành này thì nó đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Vì nó là loại không bị hoen gỉ, chống được sự xâm hại của các vi khuẩn khi bảo quản thực phẩm. Ngoài ra, nó còn giúp giữ được màu thực phẩm tốt và làm sạch vi khuẩn, khử trùng cao.
- Đối với ngành công nghiệp: Thì chất liệu này nó dùng để chế tạo tàu cao tốc. Khi sử dụng chất liệu này thì nó khả năng kết cấu cao và khả năng chống va chạm tốt. Vì vậy, chất liệu này đóng một vai trò quan trọng trong các ngành công nghiệp hóa dầu và những ngành công nghiệp chế tạo máy.
- Trong ngành y tế: Nó dùng để chế tạo các thiết bị, dụng cụ như: giường tủ, dao, kéo… để có thể đảm bảo được độ bền và an toàn cao, thuận tiện cho việc khử trùng vệ sinh dụng cụ dễ dàng.
- Trong đời sống hàng ngày: Được ché tạo để làm các vật liệu như: đồ dùng nấu ăn, các loại máy móc gia dụng trong gia đình…
Cách nhận biết inox giả và thật
Hiện nay thì có nhiều cơ sở chế tạo inox nhưng kém chất lượng. Vì vậy để có thể mua được những sản phẩm được chế tạo từ inox thật thì ta cần dựa vào những điểm sau:
- Màu sắc của inox: Nếu inox thật thì bóng sáng, hơi đục, nhẵn mịn. Còn inox giả thì bề mặt sáng của nó mờ, ít nhẵn hơn.
- Tính từ: Với inox tốt thì nó sẽ không có tính từ hoặc là sẽ ít. Vì vậy, khi đưa nam châm gần nó sẽ không hút hoặc hút rất nhẹ. Còn đối với inox giả thì nó sẽ dễ hút nam chân hơn thì thường được pha từ nhiều tạp chất.
- Bề mặt inox: Mặt inox thật ít khí bị đen. Hoặc có thể dùng axit nóng 70 độ để thử, inox thật thì sẽ không xảy ra hiện tượng gì, màu sắc của nó vẫn được giữ nguyên. Còn ngược lại, với inox giả thì bề mặt của nó sẽ nhanh chóng bị gỉ đen đi.
Ở trên là những vấn đề liên quan đến Inox là gì? Có những loại gì và được ứng dụng ở đâu? Mong qua bài viết này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn. Nếu bạn còn có thắc mắc gì hoặc mua những sản phẩm làm từ inox như: van bướm inox điều khiển khí nén, van bi inox điều khiển điện… Thì bạn có thể liên hệ trực tiếp qua hotline để được nhân viên tư vấn và hỗ trợ. Chúng tôi luôn sẵn lòng phục vụ quý khách 24/7.
Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết. Chúc bạn có một ngày tốt lành!
Cập nhật vào