Một vài lỗi cảm biến nhiệt độ nước làm mát và cách khắc phục

Rate this post

Cảm biến nhiệt độ nước làm mát, hay còn gọi là ECT (viết tắt của Engine Coolant Temperature). Là một trong những cảm biến quan trọng. Giúp bảo vệ động cơ và nâng cao hiệu suất làm việc của nó. Đồng thời giúp động cơ hoạt động ổn định. Trong chuỗi các bài viết tìm hiểu các loại cảm biến, hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về nó. Hãy đón đọc!

Cảm biến nhiệt độ nước làm mát là gì?

Cảm biến nhiệt độ nước làm mát còn được gọi là cảm biến ECT hoặc ETCS (cảm biến nhiệt độ nước làm mát động cơ). Bộ phận này có nhiệm vụ đo nhiệt độ của hỗn hợp chất làm mát. Và truyền tín hiệu về bộ điều khiển trung tâm ECU. Từ đó, ECU sẽ điều chỉnh các thông số như thời gian phun nhiên liệu, bật hoặc tắt quạt két nước,…. Giúp động cơ hoạt động ở nhiệt độ phù hợp và ổn định.

Hình ảnh cảm biến ECT

Hiện nay, ở một số dòng xe, ngoài cảm biến nhiệt độ nước làm mát chính được gắn trên thân động cơ. Còn có thêm một cảm biến phụ được gắn ở đầu ra của van hằng nhiệt hoặc trên két nước để giám sát quá trình làm việc của van.

Chức năng và nhiệm vụ của cảm biến nhiệt độ nước làm mát

Engine Coolant Temperature (ECT) được sử dụng để đo nhiệt độ nước làm mát của động cơ. Và gửi tín hiệu về ECU để ECU thực hiện những hiệu chỉnh sau đây:

Hiệu chỉnh góc đánh lửa sớm: 

Khi nhiệt độ động cơ thấp, ECU sẽ thực hiện hiệu chỉnh tăng góc đánh lửa sớm. Còn khi nhiệt độ động cơ cao, ECU sẽ điều khiển giảm góc đánh lửa sớm.

Hiệu chỉnh thời gian phun nhiên liệu:

Khi nhiệt độ động cơ thấp, ECU sẽ điều khiển tăng thời gian phun nhiên liệu (tăng độ rộng xung nhấc kim phun) để làm đậm. Còn ở nhiệt độ động cơ cao, ECU sẽ điều khiển giảm thời gian phun nhiên liệu.

Điều khiển quạt làm mát: 

Khi nhiệt độ nước làm mát đạt xấp xỉ 80-87 độ C. ECU điều khiển quạt làm mát động cơ bắt đầu quay tốc độ thấp (quay chậm). Nhiệt độ nước làm mát đạt xấp xỉ 95-98 độ C. Thiết bị điều khiển quạt làm mát quay tốc độ cao (quay nhanh).

Điều khiển tốc độ không tải: 

Khi mới khởi động động cơ, nhiệt độ động cơ thấp. ECU điều khiển van không tải (hoặc bướm ga điện tử) mở rộng ra. Để chạy ở tốc độ không tải nhanh (tốc độ động cơ đạt xấp xỉ 900-1000 vòng/phút). Để hâm nóng động cơ. Giúp giảm ma sát giữa các bộ phận trong động cơ. Và nhanh chóng đạt được nhiệt độ vận hành ổn định.

Điều khiển chuyển số:

ECU điều khiển hộp số tự động sử dụng tín hiệu từ cảm biến nhiệt độ để điều khiển chuyển số. Nếu nhiệt độ nước làm mát còn thấp, ECU sẽ không điều khiển chuyển lên số truyền tăng OD.

Báo đồng hồ nhiệt độ: 

Tín hiệu từ cảm biến được sử dụng để báo đồng hồ nhiệt độ nước làm mát. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các xe đời cũ sử dụng cục báo nhiệt độ nước riêng.

Điều khiển hệ thống kiểm soát khí xả (EGR): 

Tín hiệu từ cảm biến nhiệt độ được sử dụng để điều khiển hệ thống kiểm soát khí xả (EGR).

Điều khiển trạng thái hệ thống phun nhiên liệu (Open Loop – Close Loop):

Tín hiệu từ cảm biến nhiệt độ còn được sử dụng. Để điều khiển trạng thái hệ thống phun nhiên liệu (Open Loop – Close Loop).

Điều khiển ngắt tín hiệu điều hòa không khí A/C khi nhiệt độ nước làm mát quá cao:

Tín hiệu từ ETCS cũng được sử dụng để điều khiển ngắt tín hiệu điều hòa không khí A/C khi nhiệt độ nước làm mát quá cao.Ở một số loại xe, ngoài cảm biến nhiệt độ chính gắn trên thân động cơ. Còn có thêm một chiếc gắn ở trên két nước làm mát hoặc đầu ra của van hằng nhiệt. Mục đích của việc gắn thêm cảm biến này là để giám sát sự làm việc của van hằng nhiệt (van hằng nhiệt được điều khiển điện)

Cấu tạo cảm biến nhiệt độ nước làm mát

Đặc điểm cấu tạo của cảm biến ECT

Cảm biến nhiệt độ làm mát có cấu tạo đơn giản. Với hình dạng trụ rỗng, ren bên ngoài và phía trong là một nhiệt điện trở có hệ số âm (nếu nhiệt độ giảm thì điện trở tăng và ngược lại).

Vị trí của thiết bị thường đặt ở phía trên của thân động cơ. Gần phần họng nước làm mát của xe ô tô. Tuy nhiên, ở một số trường hợp khác, cảm biến có thể được lắp trên nắp máy. Bộ phận này thường có 2 chân, trong đó một chân là tín hiệu THW và một chân là mass E2.

Nguyên lý hoạt động cảm biến nhiệt độ nước làm mát

Nguyên lý hoạt động của cảm biến ECT

ETCS được đặt bên trong khoang nước động cơ và tiếp xúc trực tiếp với nước. Vì cảm biến có hệ số điện trở âm, khi nhiệt độ của nước làm mát thấp thì điện trở cảm biến sẽ cao hơn và ngược lại. Sự thay đổi của điện trở cảm biến này sẽ làm thay đổi điện áp tại phía chân của cảm biến.

Điện áp thường 5V được đưa qua điện trở chuẩn (điện trở có giá trị không đổi theo nhiệt độ) rồi đến cảm biến và quay về ECU, sau đó về mass. Do đó, điện trở chuẩn và nhiệt điện trở trong cảm biến tạo nên một cầu phân áp. Điện áp điểm giữa cầu đưa đến bộ chuyển đổi tín hiệu ADC (Analog to Digital Converter).

Khi nhiệt độ động cơ thấp, giá trị điện trở cảm biến cao làm cho điện áp gửi về bộ chuyển đổi ADC lớn. Lúc này, điện áp được chuyển đổi thành một dãy xung vuông. Và được giải mã thông qua bộ vi xử lý để gửi tín hiệu cho ECU biết động cơ đang ở trạng thái lạnh. Khi động cơ nóng lên, giá trị điện trở cảm biến và điện áp sẽ giảm. Sau đó tín hiệu sẽ được gửi đến ECU, cho biết động cơ đang trong trạng thái nóng.

>>> Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Biến trở là gì? 

Cách kiểm tra cảm biến nhiệt độ nước làm mát

Cách kiểm tra cảm biến ECT
  • Kiểm tra sự thay đổi của điện trở cảm biến so với thông số của nhà sản xuất.
  • Dùng đồng hồ đo điện trở (VOM) và chuyển sang chế độ đo Ω.
  • Nhúng cảm biến vào nước lạnh (khoảng 0-10 độ C) và kiểm tra giá trị điện trở. Giá trị điện trở bình thường nên dao động trong khoảng từ 4,8 – 6,6 Ω.
  • Sau đó, nhúng cảm biến vào nước nóng (khoảng 80 độ C) hoặc dùng bật lửa hơ nóng và kiểm tra giá trị điện trở. Giá trị điện trở bình thường nên dao động trong khoảng từ 0,2 – 0,3 Ω.
  • Nếu giá trị đo được không nằm trong khoảng bình thường, cần thay thế hoặc sửa chữa cảm biến.

Một số lỗi thường gặp của cảm biến nhiệt độ nước làm mát

Sau một thời gian hoạt động, nó có thể bị lỗi. Và gây ra các vấn đề hư hỏng cho động cơ nếu không được phát hiện và sửa chữa kịp thời. Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy thiết bị đang gặp sự cố:

  • Đèn Check Engine bật sáng: Nếu ECU phát hiện có vấn đề về tín hiệu hoặc mạch của cảm biến thì đèn Check Engine sẽ bật sáng.
  • Tiêu tốn nhiên liệu: Khi thiết bị bị lỗi, tín hiệu truyền đến sẽ không chính xác, dẫn đến việc ECU tính toán sai thời gian và nhiên liệu. Nếu nhiệt độ động cơ thấp, ECU sẽ phun nhiên liệu nhiều hơn để làm nóng động cơ, từ đó làm tăng tiêu thụ nhiên liệu.
  • Động cơ quá nhiệt: Tín hiệu từ cảm biến sai khiến cho quạt làm mát hoạt động không chính xác, dẫn đến việc nước làm mát không được giải nhiệt gây hiện tượng quá nhiệt động cơ.
  • Khói đen từ động cơ: Khi cảm biến bị lỗi và gửi tín hiệu nhiệt độ động cơ thấp đến ECU, ECU sẽ hiểu sai và tăng hỗn hợp nhiên liệu không cần thiết. Nếu không được đốt cháy hết trong buồng đốt, nhiên liệu sẽ cháy trong ống xả và gây ra hiện tượng khói đen.

Tổng kết

Với những thông tin ở trên của vanphukien.com, chắc hẳn bạn đọc đã hiểu rõ hơn về cảm biến nhiệt độ nước làm mát. Cũng như trong quá trình sử dụng có thể biết được các loại lỗi của cảm biến và biết cách khắc phục. Trong quá trình hoạt động máy có vấn đề về cảm biến, bạn nên gọi đơn vị dịch vụ sửa chữa. Để được hỗ trợ tốt nhất. 

>>> Tham khảo thêm bài viết: Nhựa PVC, uPVC, cPVC là gì? 

0/5 (0 Reviews)

No Comments

Add your comment

Van Công Nghiệp

Phân Phối Độc Quyền Van Công Nghiệp WONIL HÀN QUỐC Và Van Điều Khiển KOSAPLUS KOREA - HAITIMA TAIWAN

Phụ Kiện Ống Nước

Cung Cấp Phụ Kiện Ống Thép - Ống Inox Tiêu Chuẩn Chất Lượng

Van Nước - Van Khí Nén

Sản Phẩm Đa Dạng Về Chủng Loại Từ Các Loại Van Nước Đến Van Khí Nén. Cam Kết Chất Lượng, Bảo Hành Chính Hãng!
Call Now Button