Sơ đồ hệ thống thoát nước thải trong nhà
Một sơ đồ hệ thống thoát nước thải trong nhà chi tiết, cụ thể không chỉ giúp việc thi công đơn giản mà còn giúp tiết kiệm diện tích trong nhà. Đồng thời, việc vệ sinh, tiêu thoát nước cũng trở nên dễ dàng hơn. Khi cần thông tắc cống cũng trở nên đơn giản hơn.
Những khu vực cần thoát nước thải trong nhà
- Trong nhà vệ sinh bao gồm các thiết bị như chậu rửa mặt, chậu rửa tay, bồn cầu, máy giặt… Tất cả những thiết bị này đều phải sử dụng các dây dẫn. Từ các hệ thống cung cấp để có thể đến hệ thống nước thải và thải ra ngoài.
- Khi lắp đặt các thiết bị trong nhà vệ sinh thì cần chú ý đảm bảo được nước có ống thoát nước tốt. Nước đảm bảo lưu lượng mạnh. Đồng thời có thể phân các đường ống của nước lạnh sao cho phù hợp nhất. Tóm lại bạn cần thiết kế hợp lý cho hệ thống đường nước cũng như trong khu nhà vệ sinh.
Ngoài nước thải trong nhà vệ sinh thì còn có nước thải trong nhà bếp, bồn rửa, máy rửa bát….
Sơ đồ hệ thống cấp thoát nước thải trong nhà
Xây nhà là một công việc quan trọng, vì thế trong từng khâu đều được gia chủ tính toán cẩn thận, chăm chút tỉ mỉ. Đặc biệt là việc thiết kế bản vẽ hệ thống xử lý nước thải cần phải được tính toán kỹ lưỡng. Vì thế, trước tiên cần phải lập sơ đồ hệ thống thoát nước thải trong nhà. Bản sơ đồ này sẽ mô phỏng đầy đủ, chi tiết đường ống nước thải, vị trí lắp đặt….
Một bản thiết kế càng hoàn thiện thì quá trình thi công hệ thống thoát nước thải trong nhà càng suôn sẻ. Về cơ bản thì sơ đồ hệ thống thoát nước thải trong nhà cần có sự tham gia của những hệ thống sau:
Hệ thống thoát nước
Hệ thống này là hệ thống bao trùm cả ống thoát nước và ống cống, các chất thải từ các thiết bị. Cuối cùng được đưa đến nơi xử lý nước. Tương tự như các hệ thống thoát nước trung tâm nằm ở bình chứa hoặc bể chứa.
Hệ thống làm thông khí
Hệ thống này nằm trên không trung và mái nhà cao luôn luôn được kết nối với hệ thống thoát nước để có thêm không khi cho sơ đồ hệ thống thoát nước thải trong nhà.
Hố gas
Hố gas bản chất là sơ đồ hệ thống thoát nước thải trong nhà. Chức năng của hố gas là lọc cặn, rác thải để tránh xả toàn bộ rác thải sinh hoạt ra hệ thống cống rãnh.
Đặt hố gas trong nhà
Khi lắp đặt hố gas trong nhà sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi phí. Đồng thời còn kết hợp với móng nhà. Nhưng nếu bạn thiết kế sơ đồ hệ thống thoát nước thải trong nhà như vậy thì phải sử dụng nhiều ống hơn. Nếu lắp như vậy hệ thống nước được chảy trực tiếp xuống dưới bể, không phải đi theo đường vòng. Quá trình hoạt động cũng được tiện lợi hơn.
Tuy nhiên trong trường hợp xảy ra sự cố bất ngờ mà bạn cần phải giải quyết ngay thì sẽ gây khó khăn và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt trong không gian trong nhà bạn.
Đặt hố gas bên ngoài
Ưu điểm của việc đặt hố gas bên ngoài là bảo trì, bảo dưỡng thuận lợi. Nếu có xảy ra rò rỉ thì cũng không ảnh hưởng đến không gian sinh hoạt.
Đối với sơ đồ hệ thống thoát nước thải trong nhà mà đặt hố gas bên ngoài thì cần một hệ thống đường ống dài. Vì đường ống vừa dài và vừa nhiều điểm khớp nối nên sẽ xảy ra tình trạng tắc nghẽn trong quá trình hoạt động.
Hầm – bể phốt phân hủy chất thải trong nhà
Trong đời sống sinh hoạt thì thường thải ra môi trường bên ngoài các loại chất thải khác nhau. Nếu không xử lý đúng cách thì có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe. Do đó việc thiết kế hầm – bể phốt phân hủy chất thải là rất quan trọng.
Về vị trí xây hầm thì tốt nhất là nên xây nơi có vị trí nhất định với nhà để vừa đảm bảo thông thoáng sạch sẽ, vừa có thể hòa hợp với tổng thể sơ đồ hệ thống thoát nước thải trong nhà. Thể tích của hầm thường phụ thuộc vào số lượng thành viên của bạn sinh hoạt có bao nhiêu người. Vậy nên bạn cần phải tính toán một cách chuẩn xác. Bạn có thể xây bể phốt 3 ngăn hoặc 2 ngăn, lựa chọn chất liệu theo yêu cầu.
Dù xây dựng 2 ngăn hay 3 ngăn thì trong hệ thống thoát nước thải vẫn cần giữ nguyên ngăn để chứa và một ngăn lắng. Đặc biệt là phải đậy nắp thật kín để giúp việc kiểm tra và thông hút dễ dàng.
Các loại ống dẫn nước thải âm tường trong nhà
Các loại ống dẫn nước nằm sâu bên trong tường sẽ giúp hệ thống thoát nước thải trong nhà tăng tính thẩm mỹ hơn. Tuy nhiên hệ thống dẫn nước thải này nếu gặp các sự có như vỡ hoặc rò rỉ… thì rất khó khắc phục bởi có nhiều trường hợp bắt buộc phải đục tường. Chính vì vậy mà khi lắp đặt thì cần lựa chọn loại ống có chất lượng cao. Phải có kỹ thuật tốt trong quá trình lắp đặt sơ đồ hệ thống thoát nước thải trong nhà, hạn chế tình trạng đục phá tường.
Trong hệ thống ống dẫn nước thải âm tường bao gồm những đường ống nhỏ dẫn từ thiết bị đến đường ống chính lớn. Do đó cần chú ý những mối nối này thật cẩn thận. Khi nối các đường ống thì cần lựa chọn kích cỡ, chất liệu chế tạo tương đồng.
Khi lắp đặt, trong trường hợp lắp đặt đường ống âm tường thì bạn nên lắp đặt chúng ở vị trí hơi nghiêng. Bởi nếu bạn không linh động trong vấn đề này mà luôn để ngang thì nước thải sẽ thoát rất chậm hoặc nếu nhanh quá sẽ kèm theo cả chất rắn.
Với những chia sẻ trên, Tuấn Hưng Phát hi vọng có thể giúp bạn đọc dễ dàng hình dung, lên được ý tưởng thiết kế sơ đồ hệ thống thoát nước thải trong nhà đúng kỹ thuật nhất.
Cập nhật vàoBạn cũng có thể tìm hiểu thêm về Hệ thống xử lý nước thải công nghiệp
No Comments