Tiêu chuẩn nghiệm thu hệ thống phòng cháy chữa cháy

Rate this post

Tiêu chuẩn nghiệm thu hệ thống phòng cháy chữa cháy cần đảm bảo theo đúng quy định để đảm bảo an toàn cho các công trình. Vậy cụ thể các tiêu chuẩn này là gì? Cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

Nghiệm thu hệ thống phòng PCCC là gì?

Việc nghiệm thu phòng cháy và chữa cháy là bắt buộc đối với các dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy đã được thẩm duyệt.

Nghiệm thu hệ thống phòng PCCC là gì?

Quá trình nghiệm thu phòng cháy và chữa cháy bao gồm kiểm tra từng phần, giai đoạn và hạng mục cũng như kiểm tra bàn giao. Nếu các bộ phận của công trình hoặc phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy bị che khuất. Khi thi công thì phải được nghiệm thu trước khi tiến hành các công việc tiếp theo.

Các tiêu chuẩn nghiệm thu hệ thống phòng cháy chữa cháy

Tiêu chuẩn TCVN 3890:2022 là tiêu chuẩn mới nhất về trang bị, bố trí phương tiện, hệ thống phòng cháy và chữa cháy cho các loại công trình, nhà ở, khu dân cư, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao. Tiêu chuẩn này đang trong quá trình dự thảo và khi được chính thức ban hành. Nó sẽ bắt buộc áp dụng cho các trường hợp xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa hoặc thay đổi quy mô và chức năng của công trình.

  • TCVN 3890:2022 (dự thảo lần 2) thay thế cho TCVN 3890:2009.
  • TCVN 3890:2021 là văn bản dự thảo lần đầu.

TCVN 3890:2022 do Cục cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ biên soạn, bộ công an đề nghị, bộ khoa học và công nghệ, tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng thẩm định công bố.

Khi nào nghiệm thu hệ thống PCCC?

Khi nào nghiệm thu hệ thống PCCC?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP về quy định nghiệm thu phòng cháy chữa cháy như sau:

  • Dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy phải được nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy, bởi chủ đầu tư hoặc chủ phương tiện.
  • Trước khi đưa công trình hoặc phương tiện giao thông cơ giới vào sử dụng; chủ đầu tư hoặc chủ phương tiện phải đề nghị cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, đã thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy, kiểm tra kết quả nghiệm thu từng phần, từng giai đoạn, từng hạng mục, từng hệ thống và nghiệm thu bàn giao. Văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy được cấp trước khi công trình hoặc phương tiện giao thông cơ giới được đưa vào sử dụng.
  • Nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy bao gồm việc nghiệm thu từng phần, giai đoạn, hạng mục và hệ thống, cũng như nghiệm thu bàn giao.
  • Đối với các bộ phận của công trình hoặc phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về an toàn phòng cháy và chữa cháy khi thi công bị che khuất, phải được nghiệm thu trước khi tiến hành các công việc tiếp theo.
  • Nếu khu vực được nghiệm thu đủ điều kiện vận hành độc lập và đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy, chủ đầu tư sẽ quyết định việc nghiệm thu từng phần của công trình. Tuy nhiên, trước khi đưa phần công trình đó vào sử dụng, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy phải kiểm tra kết quả nghiệm thu và cấp văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu.

Lưu ý: Cần chú ý rằng văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy là một trong những điều kiện để cơ quan có thẩm quyền cấp phép cho công trình hoặc phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy được đưa vào sử dụng.

Hồ sơ nghiệm thu hệ thống phòng cháy chữa cháy

Hồ sơ nghiệm thu hệ thống phòng cháy chữa cháy

Dựa vào khoản 3 điều 15 Nghị định 136/2020/NĐ-CP về quy định làm hồ sơ nghiệm thu hệ thống PCCC bao gồm: 

a) Bản sao Giấy chứng nhận hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy kèm theo hồ sơ đã được đóng dấu thẩm duyệt của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.

b) Bản sao Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy.

c) Các biên bản thử nghiệm, nghiệm thu từng phần và nghiệm thu tổng thể hệ thống phòng cháy và chữa cháy.

d) Các bản vẽ hoàn công hệ thống phòng cháy và chữa cháy và các hạng mục liên quan đến phòng cháy và chữa cháy phù hợp với hồ sơ thiết kế đã được thẩm duyệt.

đ) Tài liệu, quy trình hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng các thiết bị, hệ thống phòng cháy và chữa cháy và các hệ thống liên quan đến phòng cháy và chữa cháy của công trình, phương tiện giao thông cơ giới.

e) Văn bản nghiệm thu hoàn thành các hạng mục, hệ thống liên quan đến phòng cháy và chữa cháy.

g) Bản sao Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy của đơn vị tư vấn giám sát (nếu có), đơn vị thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy.

Các văn bản và tài liệu có trong hồ sơ phải có xác nhận của chủ đầu tư, chủ phương tiện, đơn vị tư vấn giám sát, đơn vị thi công. Hồ sơ nếu bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch ra tiếng Việt.

Nội dung kiểm tra nghiệm thu hệ thống phòng cháy chữa cháy

Khoản 4 Điều 15 Nghị định 136/2020/NĐ-CP về quy định từ cơ quan cảnh sát phòng cháy chữa cháy kiểm tra kết quả nghiệm thu về quá trình phòng cháy và chữa cháy từ chủ phương tiện, chủ đầu từ theo những nội dung như sau:

  • Kiểm tra nội dung và tính pháp lý từ hồ sơ nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy theo quy định từ khoản 2 Điều 15 Nghị định 36/2020/NĐ-CP do chủ phương tiện giao thông cơ giới, chủ đầu tư chuẩn bị.
  • Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy kiểm tra tính phù hợp của kết quả nghiệm thu với thiết kế đã được thẩm duyệt trước đó của chủ đầu tư, chủ phương tiện.
  • Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy sẽ tổ chức kiểm tra và thử nghiệm xác suất hoạt động thực tế của các phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy, cùng hệ thống liên quan đến phòng cháy và chữa cháy của công trình hoặc phương tiện giao thông cơ giới để so sánh với kết quả thử nghiệm của chủ đầu tư hoặc chủ phương tiện. Quá trình kiểm tra sẽ được ghi nhận trong biên bản (Mẫu số PC 10).

Các bước nghiệm thu hệ thống phòng cháy chữa cháy

Các bước nghiệm thu hệ thống phòng cháy chữa cháy

Việc hiểu đúng quy trình các bước nghiệm thu là vô cùng quan trọng trong thi công hệ thống PCCC của các dự án và công trình. Điều này giúp hệ thống mang đến hiệu quả tốt nhất khi hoạt động. Quy trình này sẽ đảm bảo hệ thống PCCC được đưa vào hoạt động theo đúng quy định của nhà nước về phòng chống cháy nổ. Dưới đây là quy trình chi tiết về các bước nghiệm thu hệ thống PCCC theo tiêu chuẩn phòng cháy:

Bước 1: Kiểm tra các thành phầm tham gia nghiệm thu

Những thành phần tham gia vào quá trình nghiệm thu bao gồm: đơn vị tư vấn giám sát, đại diện cho chủ đầu tư, đơn vị thi công hệ thống phòng cháy chữa cháy.

Bước 2: Giới thiệu đại biểu và tuyên bố lý do

Sau khi các bộ phận người tham gia vào buổi làm việc đầy đủ, cán bộ thụ lý hồ số đại diện của toàn đoàn sẽ tuyên bố lý do và giới thiệu các thành phần trong đoàn.

Bước 3: Trưởng đoàn phát biển và thông báo các nội dung kiểm tra

Phổ biến kế hoạch việc kiểm tra và yêu cầu chủ đầu tư báo cáo về tình hình kết quả thi công và nghiệm thu.

Bước 4: Kiểm tra hồ sơ nghiệm thu hệ thống PCCC

Các tài liệu cần chuẩn bị cho công tác nghiệm thu hệ thống PCCC bao gồm:

a, Đơn yêu cầu nghiệm thu hệ thống PCCC của chủ đầu tư.

b, Giấy giới thiệu của chủ đầu tư.

c, Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và bản vẽ đã được đóng dấu thẩm duyệt.

d, Các hồ sơ đi kèm để phục vụ cho công tác kiểm tra.

– Đối với hồ sơ nghiệm thu hệ thống PCCC, cần bao gồm biên bản nghiệm thu cho từng phần và tổng thể của hệ thống.

– Đối với hồ sơ kiểm định thiết bị, cần bao gồm:

+ Hợp đồng nguyên tắc giữa đơn vị nhập khẩu và đơn vị lắp đặt.

+ Giấy chứng nhận kiểm định cho phương tiện PCCC.

– Văn bản xác nhận hoàn thành nghiệm thu hạng mục hệ thống PCCC.

– Bản vẽ hoàn công hạng mục hệ thống PCCC.

– Quy trình hướng dẫn vận hành và bảo trì thiết bị hệ thống PCCC.

– Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh phòng cháy chữa cháy của đơn vị thi công

Kiểm tra hồ sơ nghiệm thu hệ thống PCCC

Bước 5: Thực hiện kiểm tra thực tế các công đoạn thi công, thử nghiệm và hoạt động của các hệ thống pccc, cũng như các hệ thống kỹ thuật khác liên quan theo hồ sơ thiết kế đã được thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy

Tùy thuộc vào tình hình và đặc điểm của công trình, sau khi giới thiệu và thông báo nội dung kiểm tra, đoàn kiểm tra có thể yêu cầu thực hiện khảo sát thực tế trên công trình. Sau đó, họ sẽ họp lại và xem xét hồ sơ để lên kế hoạch kiểm tra thực tế thi công và thử nghiệm hệ thống theo lộ trình dự kiến.

Các hệ thống được kiểm tra bao gồm:

  • Hệ thống tăng áp.
  • Hệ thống hút khói.
  • Hệ thống báo cháy tự động.
  • Hệ thống đèn chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn.
  • Trạm bơm nước chữa cháy.
  • Hệ thống chữa cháy bằng nước.
  • Hệ thống chữa cháy tự động bằng bọt.
  • Hệ thống chữa cháy bằng khí.
  • Trang bị phương tiện chữa cháy ban đầu và bố trí phương tiện cứu người, dụng cụ phá dỡ thông thường và phương tiện bảo hộ chống khói.
  • Phương tiện PCCC thuộc diện kiểm định như: cửa ngăn cháy, vách ngăn cháy, van ngăn cháy, máy bơm, tủ trung tâm báo cháy.

Bước 6: Lập biên bản và thông qua đó kiểm tra

Cán bộ thụ lý hồ sơ sẽ lập biên bản tóm tắt kết quả kiểm tra dựa trên thông tin được tập hợp từ phiếu kiểm tra của các thành viên trong đoàn. Sau đó, các đơn vị có liên quan sẽ ký xác nhận và cán bộ thụ lý hồ sơ sẽ tuyên bố kết thúc buổi kiểm tra.

Bước 7: Xử lý kết quả kiếm tra việc nghiệm thu

Trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản kiểm tra nghiệm thu, cán bộ thụ lý hồ sơ dựa trên kết quả ghi nhận tại biên bản để đề xuất các văn bản thông báo kết quả kiểm tra cho chủ đầu tư, tuân thủ quy định tại khoản 8, điều 15 của Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.

Mong rằng, với bài viết về tiêu chuẩn nghiệm thu hệ thống phòng cháy chữa cháy sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về quy trình nghiệm thu. Nếu bạn vẫn thắc mắc về bất kỳ vấn đề nào. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp chi tiết nhé!

0/5 (0 Reviews)

No Comments

Add your comment

Van Công Nghiệp

Phân Phối Độc Quyền Van Công Nghiệp WONIL HÀN QUỐC Và Van Điều Khiển KOSAPLUS KOREA - HAITIMA TAIWAN

Phụ Kiện Ống Nước

Cung Cấp Phụ Kiện Ống Thép - Ống Inox Tiêu Chuẩn Chất Lượng

Van Nước - Van Khí Nén

Sản Phẩm Đa Dạng Về Chủng Loại Từ Các Loại Van Nước Đến Van Khí Nén. Cam Kết Chất Lượng, Bảo Hành Chính Hãng!
Call Now Button