Bình chữa cháy có mấy loại? Công dụng là gì?

Rate this post

Bình chữa cháy là một trong những công cụ quan trọng giúp chấm dứt nguy cơ cháy nổ. Tuy nhiên, bạn có biết bình chữa cháy có mấy loại? Và chúng được sử dụng như thế nào? Mỗi loại bình mang đặc điểm riêng và được thiết kế cho mục đích chữa cháy cụ thể. Từ bình CO2, bình bọt foam cho đến bình bột. Hãy cùng khám phá công dụng và ưu điểm của từng loại bình chữa cháy. Để hiểu rõ hơn về vai trò quan trọng của chúng trong bảo đảm an toàn cháy nổ.

Bình chữa cháy có mấy loại?

Bình cứu hỏa khí CO2

Bình chữa cháy dạng khí CO2 đóng vai trò quan trọng trong việc dập tắt đám cháy. Hãy cùng tìm hiểu về cấu tạo, đặc điểm và cách sử dụng của bình chữa cháy này.

Cấu tạo

Cấu tạo của bình chữa cháy khí CO2 bao gồm một loại khí như CO2 hoặc khí có tác dụng chữa cháy khác. Nó được nén trong bình thành dạng lỏng với áp suất cao. Khi van bình được mở, sự chênh lệch áp suất làm CO2 phun ra và chuyển thành dạng khí với nhiệt độ rất lạnh. Thậm chí lên đến -79 độ C. Điều này giúp hấp thụ nhiệt từ môi trường xung quanh và dập tắt đám cháy.

Các bộ phận chính của bình bao gồm:

  • Van xả 
  • Dây loa phun
  • Chốt an toàn
  • Vỏ bình thép

Đặc điểm

Bình chữa cháy khí CO2 thường không thích hợp sử dụng ngoài trời. Thiết bị chữa cháy này chỉ phù hợp trong những không gian trong nhà. Chúng có tác dụng làm loãng đám cháy.

Bình cứu hỏa khí CO2

Ứng dụng

Thường được sử dụng để chữa cháy chất lỏng như xăng, dầu, cồn, cháy khí như: methan, gas và cả các thiết bị điện khi cháy.

Phân loại

Có các loại bình chữa cháy khí CO2 được phân loại dựa trên trọng lượng. Như bình xách tay có trọng lượng 3kg, 5kg với CO2 được nén ở áp suất cao. Chúng được dùng để dập tắt các đám cháy nhỏ mới phát sinh. Còn có bình chữa cháy xe đẩy có trọng lượng 24kg cũng có cách sử dụng tương tự. Trên thân bình thường có ghi rõ CO2 hoặc các mã số như MT2, MT3, MT5 để phân biệt các loại bình.

Ưu điểm

Bình chữa cháy khí CO2 có nhiều ưu điểm, bao gồm:

+ Khả năng dập tắt đám cháy nhanh chóng và gọn nhẹ.

+ Không gây ô nhiễm môi trường. 

+ Chúng cũng được sử dụng hiệu quả đối với đa số các loại đám cháy thông thường như đám cháy loại A, B, C, E.

Nhược điểm

Tuy nhiên, bình chữa cháy khí CO2 cũng có nhược điểm. 

+ Vì CO2 gây ngạt, nên không nên sử dụng bình này trong phòng kín có người ở. 

+ Ngoài ra, khi CO2 được phun ra, nhiệt độ rất lạnh là -73 độ C. Do đó người sử dụng không nên phun trực tiếp vào người khác hoặc cầm loa bình, để tránh bị bỏng lạnh. 

+ Bình CO2 cũng không thích hợp để chữa cháy các chất cháy có chứa kim loại kiềm hoặc kiềm thổ. Vì nó có thể làm đám cháy trở nên mạnh hơn.

Cách sử dụng

Cách sử dụng bình chữa cháy khí CO2 khá đơn giản. Khi xảy ra cháy, mang bình CO2 tiếp cận đám cháy. Một tay cầm loa phun hướng vào gốc lửa, cách tối thiểu là 0,5m. Trong khi tay kia mở van bình. 

Khi van bình được mở, sự chênh lệch áp suất sẽ làm CO2 lỏng trong bình thoát ra thông qua hệ thống ống và loa phun. Sau đó, chuyển thành dạng khí lạnh như tuyết. CO2 có tác dụng làm loãng nồng độ hỗn hợp khí cháy và làm lạnh vùng cháy. Từ đó triệt tiêu đám cháy.

Bình chữa cháy khí CO2 là một công cụ quan trọng trong việc bảo đảm an toàn cháy nổ. Hiểu rõ cấu tạo, đặc điểm và cách sử dụng của bình này. Chúng sẽ giúp chúng ta có kỹ năng ứng phó với tình huống cháy nổ hiệu quả hơn.

Bình chữa cháy dạng bột

Cấu tạo

Bình chữa cháy dạng bột là một loại bình chứa chất chữa cháy dưới dạng bột khô với áp suất cao. Bình thường có hình dạng hình trụ, được làm bằng thép và sơn màu đỏ. Cấu tạo của bình bao gồm một van kiểu vặn một chiều hoặc kiểu vặn lò xo nén một chiều. Nó được làm từ hợp kim đồng. Bên trong bình chứa cháy dạng bột là bột khô.

Đặc điểm

Có nhiều loại bình chữa cháy dạng bột trên thị trường. Mỗi loại được thiết kế để chữa cháy các loại chất có đặc tính khác nhau. Các loại bình này được ký hiệu là A (chữa cháy chất rắn), B (chữa cháy chất lỏng), C (chữa cháy chất khí) và D hoặc E (chữa cháy điện). 

Ví dụ, bình ghi BC có thể dập tắt đám cháy chất lỏng và chất khí. Trong khi bình ghi ABC có thể dập tắt đám cháy chất rắn, chất lỏng và chất khí. Loại bình ABCE còn có thể chữa cháy các thiết bị điện.

Một đặc điểm nổi bật của bình chữa cháy dạng bột là sau khi dập tắt đám cháy, có nguy cơ tái cháy. Do đó người dập lửa cần kiểm tra kỹ.

Bình chữa cháy dạng bột

Công dụng

Tùy thuộc vào từng loại, bình chữa cháy dạng bột có thể dập tắt các loại đám cháy chất rắn, chất lỏng, chất khí, đám cháy điện và các thiết bị điện mới phát sinh. Bột chữa cháy không độc, không dẫn điện và có hiệu quả cao. Bình chữa cháy dạng bột được sử dụng để dập tắt các đám cháy nhỏ, mới phát sinh. Và quá trình sử dụng bình rất đơn giản và dễ kiểm tra.

Phân loại

Bình chữa cháy dạng bột được phân loại dựa trên đặc tính dập tắt đám cháy. Có nhiều loại bình với ký hiệu riêng ghi trên nhãn bình để dễ nhận biết: A (chữa cháy chất rắn), B (chữa cháy chất lỏng), C (chữa cháy chất khí) và D hoặc E (chữa cháy điện). 

Ví dụ, bình ABC có nghĩa là bình chữa cháy dập tắt các loại chất cháy: chất rắn, chất lỏng và chất khí. Ngoài ra, bình cũng có thể được phân loại dựa trên trọng lượng. Chẳng hạn như MFZ4 có nghĩa là bình chữa cháy có trọng lượng là 4kg.

Ưu điểm

  • Bình chữa cháy dạng bột phù hợp trong các trường hợp đám cháy dầu mỏ và các chất lỏng như xăng, dầu hỏa, paraffin và các chất có đặc tính tương tự.
  • Bột chữa cháy khó bị ẩm hay vón cục và có thời gian bảo quản lâu.
  • Bột chữa cháy không độc, an toàn cho con người, gia súc và môi trường xung quanh.
  • Không gây nguy hiểm khi tiếp xúc với người.
  • Thời gian nạp lại bình nhanh chóng và đơn giản.
  • Bình nhẹ, dễ di chuyển.
  • Giá thành tương đối rẻ. Qua đó giúp chi phí đầu tư được hạ xuống mức tối đa.

Nhược điểm

Bình chữa cháy dạng bột không nên sử dụng để phun vào các thiết bị điện tử và thiết bị công nghệ cao như máy tính. Vì bột có thành phần muối có thể gây hư hại cho các thiết bị này.

Cách sử dụng

* Đối với loại xách tay

Khi xảy ra đám cháy, mang bình đến gần điểm cháy. Lắc bình từ 3-4 lần để bột tơi, giật chốt an toàn, chọn hướng loa phun hướng vào gốc lửa. Giữ bình ở khoảng cách 1,5m (tuỳ loại bình), bóp van bình để bột chữa cháy phun ra. Khi áp suất yếu, tiến lại gần và di chuyển loa phun qua lại để dập tắt hoàn toàn đám cháy.

* Đối với bình chữa cháy xe đẩy

  • Đẩy xe đến nơi xảy ra hỏa hoạn, kéo vòi rulo dẫn bột ra và hướng lăng phun bột vào gốc lửa.
  • Giật chốt an toàn (kẹp chì), kéo van chính trên miệng bình vuông góc với mặt đất.
  • Cầm chặt lăng phun chọn hướng theo chiều gió và bóp cò, bột sẽ được phun ra.

Khi mở van (tuỳ theo từng loại bình có cấu tạo khóa van khác nhau), bột khô trong bình được phun ra ngoài nhờ lực đẩy của khí nén (nén trực tiếp với bột hoặc trong chai riêng) qua hệ thống ống dẫn. Khi phun vào đám cháy, bột có tác dụng kìm hãm phản ứng cháy và cách ly chất cháy với không khí. Đồng thời ngăn cản hơi khí cháy tiến vào vùng cháy, dẫn đến dập tắt đám cháy.

Bọt Foam chữa cháy

Cấu tạo

Bình bọt foam chữa cháy bao gồm nhiều bộ phận như thân van, van, vòi phun, cò bóp, khí đẩy, ống dẫn và chất bọt foam chữa cháy. Thân van là bộ phận ngoài cùng của bình, được làm từ thép chịu áp lực cao. 

Các bộ phận trên miệng bình bao gồm cụm van, van khóa, đồng hồ đo áp lực, ống dẫn, vòi phun và cò bóp. Bên trong bình, có bọt foam, khí đẩy và ống dẫn nối trực tiếp với cụm van trên miệng bình. Bọt foam chữa cháy có thể là bọt Foam AFFF hoặc bọt Foam ARC. 

+ Bọt AFFF tạo thành một màn sương phủ trên mặt phẳng của nhiên liệu hydrocarbon. 

+ Trong khi bọt ARC tạo thành một lớp nhầy trên mặt phẳng của nhiên liệu không hòa tan.

Đặc điểm

Bọt foam là loại bọt có hiệu quả cao trong việc chữa cháy. Nó có khả năng làm mát ngọn lửa và phủ kín lên nhiên liệu để ngăn chặn sự tiếp xúc với oxy. Điều này làm giảm quá trình đốt cháy và dập tắt đám cháy. Bọt foam được tạo thành từ các chất hoạt động bề mặt ở nồng độ dưới 1%, các thành phần dung môi hữu cơ, chất ổn định bọt và chất ức chế sự ăn mòn.

Bọt Foam chữa cháy

Phân loại

Có hai loại bọt foam chữa cháy thông dụng là bọt Foam AFFF và bọt Foam ARC. 

  • Bọt Foam ARC (concentrate chịu được cồn) tạo ra một lớp nhầy trên mặt phẳng của loại nhiên liệu không hòa tan. 
  • Bọt Foam AFFF (dựa trên nước) tạo ra một màn sương phủ trên mặt phẳng của nhiên liệu có hydrocarbon.

Ứng dụng

Bọt foam chữa cháy được sử dụng rộng rãi trong hệ thống chữa cháy bằng bọt foam. Được dùng nhiều cho các kho xăng dầu và các công ty có nguy cơ cháy cao. Có các loại bình bọt foam chữa cháy nhỏ như bình bọt foam mini dung tích 500ml, 1000ml, 9L và 35L.

Cách sử dụng

Khi sử dụng bình bọt foam chữa cháy, cần lưu ý một số điểm khác biệt (tùy thuộc vào đặc điểm của đám cháy). Đối với đám cháy chất lỏng, không nên phun trực tiếp lên đám cháy để tránh lan rộng. Thay vào đó, phun bọt foam xung quanh đám cháy và qua đầu lửa nhẹ nhàng để bọt rơi xuống và phủ kín chất lỏng. 

Đối với đám cháy chất rắn, có thể phun bọt foam trực tiếp vào ngọn lửa. Trong trường hợp đám cháy điện, việc sử dụng bình foam chữa cháy có thể được áp dụng. Nhưng cần cẩn thận và giữ khoảng cách an toàn để tránh nguy cơ điện giật.

Ưu điểm

  • Bọt foam chữa cháy này không chữa các chất độc hại, an toàn cho con người, gia súc và môi trường xung quanh
  • Ngăn chặn tái phát của đám cháy và chắn kín oxy. Bởi nó đã tạo nên lớp màng bọt khiến cho đám cháy không tiếp cận với oxy.

Nhược điểm

  • Tuy nhiên, nhược điểm của nó là yêu cầu phủ kín đám cháy để đạt hiệu quả, điều này đòi hỏi lượng bọt sử dụng lớn.
  • Có giá thành cao và không phổ biến trên thị trường Việt Nam.

Cách phân biệt các loại bình chữa cháy

Để giúp quý bạn đọc dễ dàng phân biệt được các loại bình cứu hỏa này. Sau đây chúng tôi sẽ đưa ra bảng so sánh giữa bình cứu hỏa dạng bột và bình cứu hỏa khí CO2. Qua đó, mọi người sẽ dễ dàng phân biệt được chúng.

Bình cứu hỏa khí CO2Bình cứu hỏa dạng bột
Có chứa khí CO2 bên trong bìnhBình có chứa chất chữa cháy là bột NaHCO. Đẩy bột ra ngoài nhờ vào khí N2.
Không trang bị đồng hồ và vòi phun thuộc dạng loa to.Có trang bị thêm các thiết bị như: đồng hồ đo áp suất trên đầu, vòi phun nhỏ khoảng 2 ngón tay.
Dùng được cho nhiều đám cháy khác nhau. Kể cả các đám cháy thiết bị điện tử. Chúng có thể dập tắt chính xác đám cháy nhanh chóng.Bình thường được sử dụng trong những đám cháy khí, chất rằn, lỏng. Tuy nhiên, không nên sử dụng chúng với những đám cháy thiết bị điện từ và những đám cháy yếu cầu cao về độ chính xác.
Hạn chế các tính năng chữa cháy với những khu vực có gió. Bởi gió có thể là nguyên nhân khuếch tán nhanh các chất chữa cháy trong bình.Có thể phát huy tối đa những tính năng dập tắt đám cháy. Ngay cả sử dụng trong môi trường ngoài trời có gió.
Chỉ cần xóc nhẹ và không cần phải đảo đầu.Khi dùng, các bạn chỉ cần lắc hoặc đảo đầu 1 đến 2 lần. Điều này giúp cho chất chữa cháy nên trong không bị tắc khi sử dụng.
Có khả năng gặp bỏng lạnh nếu chẳng may chạm vào phần kim loại.Không gây bỏng lạnh như dòng khí CO2..
Ký hiệu trên bình cứu hỏa CO2 thường là MT và kèm theo trọng lượng của bình.Bình cứu hỏa dạng bột có các ký hiệu in trên bình là MFZ, MFZL, BC, ABC. Kèm theo đó cũng in thêm cả trọng lượng của bình.

Tóm lại, mỗi bình chứa chất dập tắt đám cháy đều sẽ có sự khác biệt và cách sử dụng khác nhau. Đồng thời, chúng cũng chỉ kích thước của bình rõ ràng để người dùng dễ dàng nắm bắt. Nhưng chính nhờ vào điều này đã tạo nên sự khác biệt. Qua đó, giúp người sử dụng dễ dàng phân loại các bình chữa cháy với nhau đơn giản.

Nên sử dụng bình cứu hỏa loại nào?

Nên sử dụng bình cứu hỏa loại nào?

Cả 3 loại bình chữa cháy đã được đề cập đều có những ưu điểm riêng. Tùy thuộc vào đối tượng đám cháy, người ta sẽ sử dụng các loại bình khác nhau. Ví dụ, bình CO2 thường được sử dụng trong các khu vực như kho, hầm. 

Bình dạng bột có thể được sử dụng tại nhà riêng. Bình bọt foam với khả năng dập lửa nhanh và hiệu quả chữa đám cháy. Nên chúng thường được sử dụng trong các chung cư, tòa nhà lớn, kho hàng hoặc cây xăng dầu.

Những thông tin trên đã trả lời cho câu hỏi về số lượng loại bình chữa cháy hiện nay. Bên cạnh đó, bằng việc phân tích thành phần, ưu và nhược điểm của từng loại bình. Bài viết cũng đưa ra lời khuyên về việc sử dụng loại bình chữa cháy nào phù hợp. Để biết thêm thông tin cụ thể về các loại bình chữa cháy này, bạn có thể liên hệ hotline 0865 927 268 và Email: trung@tuanhungphat.vn để được Tuấn Hưng Phát tư vấn thêm.

0/5 (0 Reviews)

Add your comment

Van Công Nghiệp

Phân Phối Độc Quyền Van Công Nghiệp WONIL HÀN QUỐC Và Van Điều Khiển KOSAPLUS KOREA - HAITIMA TAIWAN

Phụ Kiện Ống Nước

Cung Cấp Phụ Kiện Ống Thép - Ống Inox Tiêu Chuẩn Chất Lượng

Van Nước - Van Khí Nén

Sản Phẩm Đa Dạng Về Chủng Loại Từ Các Loại Van Nước Đến Van Khí Nén. Cam Kết Chất Lượng, Bảo Hành Chính Hãng!
Call Now Button