Cách lắp bình cứu hỏa theo tiêu chuẩn TCVN an toàn
Cách lắp bình cứu hỏa như thế nào để đảm bảo an toàn cho cả con người lẫn tài sản là điều được quan tâm nhiều nhất. Và mọi người cần trang bị đầy đủ kiến thức để dễ dàng ứng phó tốt các trường hợp cháy nổ xảy ra. Vậy cụ thể về cách lắp đặt như thế nào? Cần lưu ý gì khi lắp? Cùng tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Cách lắp bình cứu hỏa theo TCVN như nào?
Dựa theo tiêu chuẩn về cách lắp bình cứu hỏa với tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12314-2:2022 về PCCC – Bình chữa cháy về quy định và yêu cầu lắp đặt bình cứu hỏa như sau:
- Bình khí chỉ được sử dụng trong các khu vực không có sự hiện diện của con người. Và phải đáp ứng các yêu cầu về tính tương thích giữa chất khí chữa cháy và chất cháy.
- Bình khí được sử dụng để dập tắt đám cháy trong các khu vực có kiên cố hoàn chỉnh hoặc có hệ thống bao che. Đảm bảo duy trì nồng độ chất khí dập tắt theo quy định tại TCVN 7161-1.
- Việc lắp đặt bình khí chữa cháy tự động phải tuân thủ các thông số kỹ thuật được công bố bởi nhà sản xuất. Và được thử nghiệm theo quy định của tiêu chuẩn này. Bình khí có thể được lắp đặt trong khu vực bảo vệ và không yêu cầu cơ cấu kích hoạt bằng tay.
- Lắp đặt bình khí phải tuân thủ các giới hạn về thông số kỹ thuật được công bố bởi nhà sản xuất bao gồm: độ cao lắp đặt, diện tích bao phủ của đầu phun chữa cháy và khoảng cách giữa các bình khí trong hệ thống (nếu có).
- Đầu phun xả khí có thể được gắn trên cụm van hoặc lắp đặt với khoảng cách đã được kiểm định đối với bình khí. Khoảng cách từ đầu phun xả khí đến trần trong khu vực bảo vệ không được vượt quá 300mm.
- Chiều cao lắp đặt tối đa của bộ phận cảm biến nhiệt tuân theo công bố của nhà sản xuất và không vượt quá 9 m. Khoảng cách từ bộ phận cảm biến nhiệt đến trần trong khu vực bảo vệ phải nằm trong khoảng từ 0,08 m đến 0,4 m.
- Khung treo, giá đỡ bình khí phải được làm từ vật liệu không cháy, gắn cố định và có khả năng chịu được phản lực khi bình xả khí (không được chấp nhận sử dụng loại khung treo, móc treo không cố định bình khí). Áp suất làm việc tối đa của bình khí phải phù hợp với các loại khí chữa cháy được quy định trong phần tương ứng của TCVN 7161.
Các cách lắp bình cứu hỏa hay dùng
Cách lắp bình cứu hỏa an toàn tối ưu
Theo hướng dẫn của các chuyên gia PCCC, bình chữa cháy cần được lắp đặt tại những vị trí dễ nhìn thấy. Đặc biệt là ở các điểm khởi đầu của các tuyến lối ra vào như: đầu cầu thang hoặc điểm giao nhau của các lối rẽ. Trong trường hợp nơi lắp đặt là nhà kho hoặc phòng kín, bình chữa cháy nên được đặt gần cửa ra vào.
Quan trọng nhất là không để bình chữa cháy ở những vị trí sâu bên trong. Vì trong trường hợp xảy ra cháy, việc lấy bình chữa cháy để sử dụng sẽ trở nên khó khăn. Hơn nữa, không nên đặt bình chữa cháy dưới gầm cầu thang, rong phòng có cửa khóa kín hoặc bị che khuất bởi các vật dụng khác.
Đảm bảo lựa chọn vị trí lắp đặt phù hợp sẽ giúp tăng cường khả năng nhìn thấy và tiếp cận bình chữa cháy trong trường hợp xảy ra cháy. Đồng thời đảm bảo an toàn và hiệu quả trong việc sử dụng bình chữa cháy.
- Không đặt bình chữa cháy ở những nơi có nhiệt độ cao, tránh ánh nắng trực tiếp. Và đảm bảo nhiệt độ không vượt quá 55 độ C. Việc để bình chữa cháy trong môi trường có nhiệt độ cao trong thời gian dài có thể gây hỏng hóc và hao mòn bình.
- Nếu bình chữa cháy được đặt ngoài trời, chúng ta cần đảm bảo có mái che để bảo vệ bình khỏi tác động của thời tiết.
- Khi di chuyển bình chữa cháy, hãy làm nhẹ nhàng để tránh rung động và va đập gây hư hỏng.
- Bình chữa cháy cần được kiểm tra ít nhất một lần mỗi tháng. Nếu chỉ số kim áp kế nằm dưới vạch xanh, cần nạp thêm khí vào bình.
- Trước khi nạp khí mới và sau 5 năm sử dụng, vỏ bình phải được kiểm tra độ bền bằng phương pháp kiểm tra thủy lực. Hãy đảm bảo áp suất tối thiểu là 30Mpa để tiếp tục sử dụng.
- Sau khi mở van, bình chữa cháy phải được nạp đầy khí mới. Trước khi nạp, cần tháo và làm sạch các vị trí bị bám bột.
- Nếu bình còn áp suất, trước khi tháo van cần giảm áp suất dần. Mở van cho khí thoát ra từ từ và quan sát chỉ số kim áp kế trở về 0. Nếu nghe thấy âm thanh “xì, xì”, cần dừng lại ngay lập tức và kiểm tra lại.
- Cần kiểm tra lượng bột còn lại trong bình, cũng như kiểm tra loa và vòi phun để đảm bảo hoạt động hiệu quả.
Cách lắp bình cứu hỏa ưu tiên sử dụng
Để bảo quản bình chữa cháy một cách tối ưu và kéo dài tuổi thọ của chúng. Các chuyên gia PCCC khuyên sử dụng giá đỡ là phương pháp hiệu quả nhất. Điều này đảm bảo rằng bình chữa cháy được cách ly khỏi mặt đất, giữ cho chúng sạch và dễ dàng quan sát, tiếp cận khi xảy ra cháy.
Tất cả các loại giá đỡ và kệ treo bình chữa cháy được chế tạo từ sắt chắc chắn. Với các góc chết được hàn kỹ. Bên ngoài, chúng được sơn tĩnh điện, có khả năng hấp thụ nhiệt và làm mát hiệu quả. Ở đáy của giá đựng, có các lỗ nhỏ để thoát nước và chất bẩn. Qua đó, giúp thông khí và giữ khô ráo.
Hiện nay, có nhiều loại giá đựng bình chữa cháy có khả năng chứa từ 1 đến 3 bình chữa cháy. Ngoài ra, còn có các tủ đựng bình chữa cháy được làm từ kính và cách nhiệt tối ưu. Nhằm bảo vệ bình chữa cháy khỏi môi trường bên ngoài.
Sử dụng giá đỡ và kệ đúng cách giúp tăng cường hiệu quả bảo quản bình chữa cháy. Đồng thời cũng đảm bảo sẵn sàng sử dụng trong trường hợp cần thiết.
Tiêu chuẩn về cách lắp bình cứu hỏa chi tiết
Có một số tiêu chuẩn về cách lắp bình cứu hỏa chi tiết mà quý bạn đọc cần tuân thủ đó là:
Nơi đặt bình cứu hỏa
Để đảm bảo hiệu quả trong việc sử dụng bình chữa cháy. Vị trí đặt bình cần được chọn sao cho dễ quan sát và thuận tiện để lấy. Khu vực chứa bình chữa cháy không nên có vật cản. Cần phải đảm bảo việc tiếp cận và lấy bình chữa cháy dễ dàng khi xảy ra hỏa hoạn.
Tránh đặt bình chữa cháy ở vị trí khó lấy như gầm cầu thang hoặc trong phòng khóa cửa. Đồng thời, không để các đồ vật che khuất bình chữa cháy. Vì điều này sẽ làm cho bình trở nên khó nhìn thấy và truy cập trong trường hợp khẩn cấp.
Đặt bình chữa cháy không nằm trực tiếp dưới nền. Bởi điều này có thể gây hạn chế sự tiếp cận và lấy bình chữa cháy trong thời gian ngắn.
Hạn chế đặt bình chữa cháy ở gần hoặc trong khu vực có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp. Ngoài ra, tránh đặt bình chữa cháy gần các chất ăn mòn mạnh hoặc trong vùng ánh sáng mặt trời trực tiếp.
Nếu đặt bình chữa cháy ở ngoài trời, hãy đặt nó trong tủ hoặc vị trí có mái che; để bảo vệ bình khỏi tác động của thời tiết và tia UV.
Đảm bảo tuân thủ các quy định về vị trí đặt bình chữa cháy sẽ tăng cường khả năng sử dụng và đảm bảo an toàn trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn.
Cách lắp đặt bình chữa cháy
Để đảm bảo bình chữa cháy được lắp đặt một cách an toàn và hiệu quả, cần chú ý đến việc sử dụng giá đỡ, kệ, hoặc tủ đựng bình chữa cháy.
Giá, kệ, hoặc tủ đựng bình chữa cháy cần được làm bằng chất liệu sắt chắc chắn để đảm bảo sự ổn định và bền vững. Bên cạnh đó, bề mặt bên ngoài của tủ cần được phủ một lớp sơn tĩnh điện màu đỏ. Đảm bảo không bị oxi hóa và dễ nhận biết để thuận tiện cho việc nhận diện tủ chứa bình chữa cháy.
Tủ đựng bình chữa cháy nên được thiết kế với cánh cửa kính trong suốt. Chúng cho phép nhìn thấy thiết bị bên trong mà không cần mở cửa. Điều này giúp người sử dụng dễ dàng kiểm tra và đảm bảo rằng các bình chữa cháy có sẵn, sẵn sàng sử dụng. Tủ cũng không nên có khóa để đảm bảo việc truy cập nhanh chóng trong trường hợp khẩn cấp.
Một tủ đựng bình chữa cháy thường có khả năng chứa tối đa 3 bình chữa cháy. Tùy thuộc vào kích thước và kiểu dáng của từng bình.
Sử dụng giá đỡ, kệ, hoặc tủ đựng bình chữa cháy đúng cách là một yếu tố quan trọng. Để đảm bảo bình chữa cháy không bị hỏng và không tạo ra nguy cơ tai nạn.
Lưu ý cách lắp đặt bình chữa cháy
Có một số lưu ý quan trọng cần nắm về cách lắp đặt bình chữa cháy:
- Phân chia bình chữa cháy mới và bình chữa cháy đã sử dụng thành hai khu vực riêng biệt để tránh nhầm lẫn và đảm bảo tính sẵn sàng của các bình chữa cháy.
- Khoảng cách giữa các bình chữa cháy nên là khoảng từ 29m đến 30m. Nhằm đảm bảo phạm vi bao phủ cháy hiệu quả và tiện lợi cho việc truy cập.
- Trên một mặt bằng diện tích 80m2, tối thiểu cần lắp đặt 2 bình chữa cháy. Để đảm bảo khả năng ứng phó với ngọn lửa trong trường hợp cần thiết.
- Nên đặt bình chữa cháy gần cầu thang hoặc lối thoát hiểm để tối ưu hóa việc tiếp cận và sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.
- Chiều cao lý tưởng để đặt bình chữa cháy là khoảng 1,5m. Đảm bảo sản phẩm phải nằm trong tầm nhìn dễ nhìn thấy của mọi người.
- Hãy đảm bảo có bảng chỉ dẫn tới vị trí đặt bình chữa cháy để mọi người dễ dàng tìm thấy và sử dụng khi cần thiết.
Tuân thủ các lưu ý này sẽ giúp đảm bảo rằng bình chữa cháy được lắp đặt một cách hợp lý. Đồng thời cũng sẵn sàng phục vụ trong trường hợp xảy ra sự cố cháy.
Bảo quản bình chữa cháy
Bạn đã biết cách bảo quản bình chữa cháy chưa? Hiệu quả và độ bền của một bình chữa cháy phụ thuộc rất lớn vào cách bảo quản. Tuy nhiên, nhiều người chưa thực sự quan tâm tới vấn đề này.
Để bảo quản bình chữa cháy một cách hiệu quả, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:
- Khi cần di chuyển bình chữa cháy, hãy thực hiện thao tác một cách nhẹ nhàng để tránh gây hư hỏng cho bình.
- Thực hiện kiểm tra định kỳ theo quy định của nhà sản xuất, tối thiểu là 1 lần/tháng. Đảm bảo rằng bình đang trong tình trạng hoạt động tốt và sẵn sàng sử dụng khi cần thiết.
- Kiểm tra các bộ phận của bình như vòi phun, khối lượng bột chữa cháy và khí đẩy. Đảm bảo chúng không bị hư hỏng hoặc gặp vấn đề.
- Nạp lại bình chữa cháy khi kim chỉ đo nằm dưới vạch xanh. Trước khi nạp đầy, hãy tháo các linh kiện bịt miệng bình và vệ sinh sạch sẽ các bộ phận có bụi bẩn hoặc dính bột chữa cháy.
- Thay thế bình chữa cháy mới sau 5 năm sử dụng. Điều này đảm bảo rằng bình luôn đáng tin cậy và hoạt động tốt trong trường hợp khẩn cấp.
Bằng cách tuân thủ các biện pháp bảo quản này. Bạn sẽ đảm bảo bình chữa cháy luôn trong tình trạng tốt nhất và sẵn sàng phục vụ trong trường hợp cần thiết.
Ngoài ra, các bạn có thể tìm hiểu thêm về cách lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy
Lưu ý về quy định cách lắp bình cứu hỏa
Việc lắp đặt bính cứu hỏa sao cho hiệu quả nhất là nỗi bận tâm của không ít người dùng hiện nay. Vì thế, để thực hiện việc lắp đặt bình chữa cháy đúng cách, các chủ đầu tư cần lưu ý đến một số vấn đề sau:
Lắp đặt bình cứu hỏa tại những nơi dễ thấy và dễ lấy
Bình cứu hỏa cần được lắp đặt tại những vị trí thuận tiện cho việc sử dụng. Tránh đặt ở những nơi gây trở ngại khi cần nhìn thấy và lấy bình trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn.
Theo quy định về lắp đặt bình chữa cháy, tuyệt đối không được đặt bình dưới nước. Bình cứu hỏa phải luôn được nhận biết và dễ dàng sử dụng khi cần thiết. Đồng thời, không được để các đồ vật lớn che khuất tầm nhìn bình cứu hỏa.
Không được để bình chữa cháy ở những vị trí quá nóng hay quá lạnh
Mỗi bình chữa cháy đều có quy định về nhiệt độ hoạt động lý tưởng. Người sử dụng cần đảm bảo rằng hệ thống bình chữa cháy được đặt tại những vị trí có nhiệt độ không vượt quá giới hạn quy định.
Tuyệt đối không được đặt bình chữa cháy ở những vị trí có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp. Cũng như ở những nơi có độ ẩm cao hoặc tính chất ăn mòn mạnh. Bình chữa cháy cần tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời và môi trường nước.
Chiều cao lắp đặt bình cứu hỏa phù hợp
Tại vị trí lắp đặt bình chữa cháy, nên đặt bảng báo hiệu để dễ dàng nhận thấy và nhận biết. Có thể sử dụng hệ thống móc treo, kệ dựng hoặc các giá chuyên dụng để treo bình cứu hỏa.
Chiều cao lý tưởng để lắp đặt bình cứu hỏa so với mặt sàn là 1,5m, ngang tầm mắt người nhìn. Bên cạnh đó, bình cứu hỏa cần được dán bảng hướng dẫn sử dụng và nội quy phòng cháy chữa cháy. Điều này sẽ giúp người sử dụng có thêm kiến thức về cách xử lý an toàn khi xảy ra sự cố hỏa hoạn.
Khu vực thích hợp lắp đặt bình cứu hỏa
Đối với việc lắp đặt hệ thống bình cứu hỏa, chủ đầu tư nên xem xét đặt các bình cứu hỏa trong bán kính 20m di chuyển đến từng điểm chữa cháy. Trong trường hợp sử dụng bình cứu hỏa kết hợp với xe đẩy, khoảng cách lắp đặt nên là 30m.
Theo quy định về lắp đặt bình cứu hỏa, diện tích phù hợp để lắp đặt một bình cứu hỏa xách tay là 80m2. Vì vậy cần có ít nhất 2 bình cứu hỏa xách tay. Các bình cứu hỏa cần được đặt ở các vị trí gần lối thoát như khu vực cầu thang và lối ra vào.
Điều này giúp cho việc sử dụng và kiểm soát ngọn lửa thuận tiện hơn. Đồng thời, việc lắp đặt bình cứu hỏa tại những vị trí này cũng giúp cho người trong khu vực xảy ra hỏa hoạn có thể dễ dàng thoát thân hơn. Hãy luôn đảm bảo rằng bạn biết cách sử dụng bình cứu hỏa an toàn trong trường hợp xảy ra sự cố.
Hướng dẫn cách sử dụng bình cứu hỏa đúng cách
Cách sử dụng bình cứu hỏa xách tay
- Đưa bình gần vị trí cháy.
- Lắc bình vài lần nếu đó là bình bột chữa cháy hoặc bình khí CO2.
- Giữ chặt và giật nắp hãm kẹp chì.
- Đứng đầu hướng gió và đưa loa phun vào gốc lửa.
- Giữ bình ở khoảng cách 4 – 1,5 mét, tùy thuộc vào loại bình.
- Bóp van để chất chữa cháy được phun ra.
- Nếu lượng chất chữa cháy yếu, tiến lại gần và di chuyển loa phun qua lại để dập tắt hoàn toàn đám cháy.
Cách sử dụng bình cứu hỏa xe đẩy
- Đẩy xe đến vị trí cháy, kéo vòi rulo để dẫn bột.
- Hướng lăng phun bột vào gốc lửa.
- Giật chốt an toàn (kẹp chì) và kéo van chính trên miệng bình ở góc vuông góc với mặt đất.
- Cầm chặt lăng phun và chọn hướng gió thuận chiều. Sau đó bóp cò để phun bột ra.
Mong rằng, với những thông tin về cách lắp bình cứu hỏa mà chúng tôi vừa đưa ra phía trên, sẽ giúp quý bạn đọc tìm hiểu thêm nhiều thông tin thú vị. Và nếu bạn có nhu cầu muốn mua hoặc tư vấn cách lắp đặt chuẩn kỹ thuật. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết nhé!
Xem thêm cái bài viết liên quan:
Cập nhật vào
No Comments