Cách kiểm tra bình chữa cháy đơn giản, hiệu quả

Rate this post

Cách kiểm tra bình chữa cháy bột đóng vai trò quan trọng. Nó đảm bảo hiệu quả và an toàn của bình trong việc chữa cháy. Bằng cách tuân thủ các quy trình kiểm tra và bảo dưỡng đúng cách. Chúng ta có thể đảm bảo rằng bình luôn sẵn sàng hoạt động và đáp ứng được yêu cầu chữa cháy.

Cách kiểm tra bình chữa cháy dạng bột

Bình cứu hỏa dạng bột là loại bình khí đẩy, được kết nối với bình bột thông qua một ống xifong. Khi mở van, bột khô được phun ra bên ngoài nhờ áp lực của khí nén. Khi tiếp xúc với đám cháy, nó kìm hãm phản ứng cháy và cách ly chất cháy khỏi oxy không khí.

Bình chữa cháy dạng bột

Bình chữa cháy dạng bột

Việc tiến hành kiểm tra định kỳ các loại bình cứu hỏa rất cần thiết. Nhằm đảm bảo an toàn trong việc sử dụng hệ thống PCCC và giảm thiểu các rủi ro không mong muốn.

Có nhiều trường hợp để quá lâu và không kiểm tra, khi xảy ra sự cố chúng lại không thể hoạt động. Từ đó gây nên nguy cơ bùng phát đám cháy trên diện rộng hơn.

Tham khảo Cách lắp bình cứu hỏa chuẩn TCVN

Thời gian kiểm tra bình cứu hỏa bột

Đối với bình chữa cháy bột, việc kiểm tra định kỳ giúp nó luôn hoạt động hiệu quả khi có sự cố hỏa hoạn xảy ra. Thời gian kiểm tra bình chữa cháy bột phụ thuộc vào nơi lắp đặt thiết bị như sau:

  • Nếu bình được lắp đặt tại những nơi có khả năng xảy ra sự cố hỏa hoạn cao như: kho xưởng, công ty. Các bạn nên kiểm tra bình chữa cháy bột CO2 mỗi tháng một lần.
  • Đối với các trường hợp khác, bình chữa cháy bột đã qua sử dụng và đã được nạp lại. Bạn nên kiểm tra mỗi 6 tháng hoặc 12 tháng đối với bình chữa cháy mới.

Ngoài ra, sau 5 năm sử dụng, bạn cần nạp lại khí và chất chữa cháy mới. Trước khi thực hiện quá trình thay thế này, bạn cần kiểm tra thủy lực và tình trạng hiện tại của vỏ bình. Đảm bảo đạt tiêu chuẩn trước khi sử dụng tiếp.

Quy trình kiểm tra bình chữa cháy

Quy trình kiểm tra bình cần được thực hiện theo các bước sau đây để đảm bảo an toàn:

  • Nhân viên tiếp nhận bình chữa cháy và kiểm tra ngoại hình vỏ bình, các chỉ số trên bình.
  • Xem xét kiểm tra các phụ kiện của bình và đánh giá tình trạng hiện tại của nó.
  • Xúc rửa bình để làm sạch và loại bỏ các phần bị nhiễm bột.
  • Nạp bột và chất khí chữa cháy vào bình.
  • Bơm áp suất vào bình.
  • Kiểm tra lại ngoại hình và các thông số của bình trước khi bàn giao.

Cách kiểm tra bình bột cứu hỏa

  • Nạp đầy bình chữa cháy sau khi đã mở van. Trước khi nạp, hãy tháo các linh kiện bịt kín và làm sạch những phần đã bị nhiễm bột.
  • Nếu bình còn áp suất, trước khi tháo van, hãy giảm áp suất bằng cách bóp van từ từ để thoát khí. Kim áp kế phải chỉ về giá trị O. Khi nghe tiếng “xì xì”, hãy dừng lại và kiểm tra lại.
  • Trước mỗi lần nạp khí mới và sau 5 năm sử dụng, vỏ bình phải được kiểm tra thủy lực. Sau khi đạt được cường độ yêu cầu (tối thiểu 30 MPa), bình mới được sử dụng.
  • Kiểm tra khí đẩy bằng cách sử dụng áp kế hoặc cân. Sau đó so sánh với khối lượng ban đầu.
  • Kiểm tra khối lượng bột bằng cách cân và so sánh.
  • Kiểm tra vòi và loa phun.
  • Kiểm tra đảm bảo bình đặt đúng vị trí quy định, dễ nhìn thấy và sử dụng, niêm phong còn nguyên và đủ chất theo quy định. Vỏ bình không được hư hỏng, ăn mòn, rò rỉ. Kiểm tra dây loa phun và cò bóp.
  • Ghi lại thông tin kiểm tra bình trong một cuốn sổ nhật ký riêng.

Khi kiểm tra một bình chữa cháy bột đang sử dụng, cách đơn giản nhất là kiểm tra kim đồng hồ. Nếu kim chỉ vào vạch đỏ, bình đã gần hết và cần được nạp lại.

Khi chọn mua một bình chữa cháy bột mới, hãy xem xét các yếu tố bên ngoài như: vỏ, van, màu sắc, nơi sản xuất, tem chống hàng giả, trọng lượng và thông tin liên quan đến bình chữa cháy bột.

Hướng dẫn cách xem đồng hồ bình cứu hỏa bột

Xem đồng hồ bình cứu hỏa dạng bột

Xem đồng hồ bình cứu hỏa dạng bột

Cách xem đồng hồ của bình cũng khá đơn giản. Trên mặt đồng hồ của bình sẽ có 3 vách với các màu xanh, vàng và ỏ. Trong đó:

  • Màu xanh – Chỉ áp lực khí nén trong bình đủ để đẩy bột ra ngoài.
  • Màu đỏ – Không đủ áp lực đẩy bột trong bình ra ngoài. Và nếu kim chỉ vạch đó cũng có nghĩa bình đã gần hết, cần phải sạc thêm bột.
  • Màu vàng – Nghĩa là áp lực trong bình vượt quá mức cho phép.

Để nhận biết các bình chữa cháy bột đã hết hạn sử dụng, bạn có thể chú ý các điểm sau:

  • Bình đã vượt quá thời hạn bảo hành.
  • Bình đã được sử dụng trước đó.
  • Bình bị mất chốt niêm phong.
  • Bình có áp suất giảm (có thể xem kim đồng hồ hiển thị).
  • Bình đã được ai đó lấy ra để thử nghiệm (bình chữa cháy chỉ sử dụng một lần nên không nên xịt thử).

Việc duy trì và kiểm tra định kỳ bình chữa cháy bột là rất quan trọng. Nhằm đảm bảo an toàn trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn. Hãy tuân thủ quy trình kiểm tra và nạp lại khí, chất chữa cháy theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Các bạn có thể liên hệ với các chuyên gia PCCC để được tư vấn thêm.

Cách kiểm tra bình cứu hỏa CO2

Bình cứu hỏa CO2 là loại bình sử dụng khí CO2 để dập tắt những đám cháy nhỏ mới phát sinh. Chúng có thể dập tắt cháy chất lỏng, rắn hay các đám cháy bắt nguồn từ thiết bị điện

Bình cứu hỏa CO2

Bình cứu hỏa CO2

Việc kiểm tra bình chữa cháy CO2 là vô cùng quan trọng. Nó giúp bảo đảm hiệu lực của khí CO2 trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu không thực hiện kiểm tra định kỳ, khí CO2 có thể mất hiệu lực. Từ đó, gây nguy hiểm trong trường hợp xảy ra đám cháy.

Kiểm tra lượng khí CO2 trong bình

Kiểm tra lượng khí CO2 trong bình chính là kiểm tra trọng lượng của bình. Nếu trọng lượng giảm đáng kể, điều đó cho thấy lượng khí CO2 đã giảm. Trong trường hợp này, bình cần được nạp/ sạc lại khí CO2. Thường thì bình chữa cháy CO2 phải được kiểm tra định kỳ mỗi tháng một lần. Cần đảm bảo đặt bình chữa cháy theo quy định, dễ nhìn và sử dụng. Ngoài ra, cần kiểm tra xem bình có niêm phong đúng quy định, vỏ bình có bị rỉ sét, ăn mòn, kiểm tra loa phun và cò bóp.

Kiểm tra lượng khí CO2 trong bình bằng cân

Kiểm tra lượng khí CO2 trong bình bằng cân

Tháo ra và kiểm tra tình trạng bên trong bình. Sau đó nạp đầy khí để tránh bình bị thiếu áp lực. Điều này đảm bảo bình luôn có chất lượng tốt để dập tắt đám cháy một cách hiệu quả theo yêu cầu thời hạn. Thông thường, bình mới cần kiểm tra và nạp lại mỗi 12 tháng. Còn bình đã được nạp lại cần kiểm tra mỗi 6 tháng.

Trước khi nạp khí mới và sau khi sử dụng trong 5 năm, vỏ bình cần được kiểm tra thủy lực. Sau khi đạt được cường độ yêu cầu, bình mới được sử dụng, với mức tối thiểu là 30MPa.

Quy trình kiểm tra bình chữa cháy

Dưới đây là quy trình kiểm tra và nạp sạc bình chữa cháy CO2 khi cạn khí hoặc đến thời hạn kiểm tra định kỳ. Đây là quy trình quan trọng, cần thực hiện một cách nghiêm ngặt. Qua đó, giúp bảo đảm an toàn cho người sử dụng bình chữa cháy:

  • Tiếp nhận bình chữa cháy.
  • Kiểm tra chất chữa cháy, vỏ và phụ kiện của bình.
  • Vệ sinh bình để đảm bảo sạch sẽ.
  • Nạp bột chữa cháy.
  • Bơm áp suất vào bình.
  • Kiểm tra, kiểm định và bàn giao bình chữa cháy.

Thời hạn sử dụng bình cứu hỏa

Để kiểm tra thời hạn sử dụng của bình chữa cháy CO2, không có thông tin rõ ràng trên vỏ bình. Do đó, cần thường xuyên kiểm tra để biết bình còn sử dụng được hay không. Tức lượng khí CO2 trong bình còn nhiều hay ít. Kiểm tra lần đầu sử dụng và thực hiện bảo dưỡng định kỳ khoảng mỗi tháng. Bình chữa cháy cần được kiểm tra thường xuyên hơn trong trường hợp có yêu cầu đặc biệt.

Những loại bình chữa cháy CO2 cần thay thế khi hết hạn sử dụng gồm:

  • Bình đã để quá lâu.
  • Bình đã sử dụng.
  • Bình bị tụt áp (kiểm tra kim đồng hồ áp suất).
  • Bình đã được kiểm tra trước đó (bình chữa cháy dùng một lần không nên xịt thử).

Cách nhận biết bình còn hay hết

Có hai cách đơn giản và thông dụng để kiểm tra xem bình chữa cháy còn sử dụng được hay đã hết hạn. Đó là kiểm tra cân nặng của bình. Phương pháp này đơn giản nhưng độ chính xác cao và được sử dụng rộng rãi. Nó bao gồm cả ở các cơ sở nạp sạc bình.

Kiểm tra cân nặng của bình được thực hiện cho bình chữa cháy khí CO2. Vì với bình chữa cháy bột chỉ cần kiểm tra đồng hồ đo áp suất là biết bình còn hay đã hết.

  • Đối với bình chữa cháy CO2 xách tay có hai loại: MT3 (3kg) và MT5 (5kg), tổng trọng lượng khoảng 10kg và 16kg. Ngoài ra, còn có bình chữa cháy CO2 dạng xe đẩy MT24 (24kg) với tổng trọng lượng 98kg. Chúng được dùng cho công trình lớn và các tình huống chữa cháy phức tạp.
  • Để kiểm tra, chỉ cần cân bình và so sánh với trọng lượng nêu trên. Nếu không đạt trọng lượng quy định, bình cần mang đi nạp lại.

Tổng quan, việc kiểm tra bình chữa cháy bột đòi hỏi sự cẩn thận và tuân thủ đúng các quy trình kiểm tra. Điều này giúp đảm bảo rằng bình chữa cháy luôn sẵn sàng và đáng tin cậy để đối phó với tình huống cháy. Hy vọng bài viết này có thể giúp bạn kiểm tra bình cứu hỏa một cách chính xác. Và lưu ý rằng, việc kiểm tra thường xuyên, định kỳ nhằm đảm bảo hoạt động của nó trong các trường hợp xảy ra hỏa hoạn.

 

Xem thêm:

Cập nhật vào

Add your comment

Van Công Nghiệp

Phân Phối Độc Quyền Van Công Nghiệp WONIL HÀN QUỐC Và Van Điều Khiển KOSAPLUS KOREA - HAITIMA TAIWAN

Phụ Kiện Ống Nước

Cung Cấp Phụ Kiện Ống Thép - Ống Inox Tiêu Chuẩn Chất Lượng

Van Nước - Van Khí Nén

Sản Phẩm Đa Dạng Về Chủng Loại Từ Các Loại Van Nước Đến Van Khí Nén. Cam Kết Chất Lượng, Bảo Hành Chính Hãng!
Call Now Button