Công tắc áp suất máy nén khí là gì? Có những loại nào?

Rate this post

Công tắc áp suất máy nén khí là sản phẩm được sử dụng rộng rãi trong hệ thống khí nén. Vậy công tắc áp suất máy nén khí là gì? Loại công tắc này có công dụng gì? Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về sản phẩm, chúng ta cùng nhau tham khảo bài viết dưới đây. 

Khái niệm công tắc áp suất máy nén khí là gì?

Công tắc áp suất máy nén khí còn được gọi là rơ le áp suất máy nén khí. Được sử dụng để điều chỉnh áp suất làm việc bình thường của các loại máy nén khí khi áp suất thay đổi đột ngột. Ngoài ra, được sử dụng để bảo vệ máy nén khỏi áp suất quá cao ở phía đầu đẩy máy nén. Hoặc áp suất quá thấp ở phía đầu hút máy nén. 

Công tắc áp suất máy nén khí là gì?

Rơ le áp suất máy nén khí hoạt động trong các trường hợp sau:

  • Áp suất trong máy nén quá thấp: công tắc sẽ ngắt điện để bảo vệ hoạt động của máy.
  • Áp suất trong máy nén quá cao: công tắc sẽ tự động ngắt điện để đảm bảo an toàn và tắt máy.

Chức năng cơ bản của công tắc áp suất máy nén khí

Bể bảo vệ cho máy nén khí khi áp suất quá thấp

Khi áp suất của máy giảm xuống dưới giá trị cho phép, công tắc áp suất sẽ ngắt điện. Để bảo vệ và duy trì hoạt động ổn định cho máy và toàn hệ thống.

Công tắc hoạt động như sau: Khi ở trạng thái bình thường, hai tiếp điểm của công tắc luôn đóng. Khi áp suất bị giảm xuống mức thấp làm cho màn xếp của máy nén khí co lại. Lực của lò xo lớn hơn lực tác động của màn xếp, dẫn đến hai tiếp điểm tách ra. Từ đó ngắt hoạt động của máy nén khí.

Bể bảo vệ cho máy nén khí khi áp suất quá cao

Chức năng của rơ le áp suất máy nén khí

Khi áp suất đạt đến giá trị cao nhất đã được thiết lập, công tắc sẽ tự động ngắt nguồn điện. Nhằm đảm bảo an toàn và giảm thiểu rủi ro sự cố xảy ra với máy nén khí.

Quy trình làm việc như sau: Cấu tạo của rơ le áp suất máy nén khí có 3 tiếp điểm. Khi áp suất tăng đến giá trị được thiết lập. Màn xếp sẽ giãn ra với lực lớn hơn lực căng của lò xo. Dẫn đến tách ra của các tiếp điểm và ngắt điện cho máy nén khí.

Kiểm tra hiệu suất của dầu máy nén khí

Kiểm tra hiệu suất dầu máy nén khí là một hoạt động quan trọng. Để đảm bảo sự hoạt động hiệu quả và bền vững của máy nén khí. Đối với các loại máy nén khí trục vít, áp suất dầu trong các cacte sẽ luôn thay đổi. Vì vậy, người dùng cần trang bị thêm công tắc áp suất dầu máy nén khí để kiểm tra mức dầu và bảo vệ cho máy.

Hoạt động của công tắc áp suất dầu như sau: Nếu mức dầu đủ, công tắc sẽ không phản ứng gì. Tuy nhiên, nếu mức dầu thấp hơn mức cài đặt, dây điện trở sẽ làm nóng thanh lưỡng kim loại của công tắc. Điều này khiến nó bật ra và ngắt nguồn điện đến máy nén khí. Đồng thời, công tắc sẽ cấp mạch để báo các lỗi sự cố. Việc kiểm tra và bảo dưỡng thường xuyên sẽ giúp tăng tuổi thọ và hiệu suất của máy nén khí.

Có bao nhiêu loại công tắc áp suất máy nén khí?

Phân loại công tắc áp suất máy nén khí bao gồm:

Công tắc áp suất thấp

Công tắc áp suất thấp là loại công tắc hoạt động ở áp suất bay hơi. Và được sử dụng để ngắt mạch điện của máy nén khí áp suất giảm xuống dưới mức cho phép. Nhằm bảo vệ máy nén khí hoặc để điều khiển năng suất lạnh.

  • Cấu tạo của công tắc áp suất thấp bao gồm vít đặt áp suất thấp, vít đặt áp suất cao, vít đặt áp suất vi sai, tay đòn chính. Và nó gồm có lò xo chính, lò xo vi sai, hộp xếp, đầu nối áp suất thấp. Bên cạnh đó, đầu nối áp suất cao, lối luồn dây điện, tiếp điểm điện, tay đòn, cơ cấu lật, gối đỡ.
  • Nguyên lý hoạt động của công tắc áp suất thấp là vít đặt áp suất thấp và vít đặt áp suất vi sai. Đây là hai vít điều chỉnh áp suất cắt và đóng của công tắc. Tay đòn chính mang cơ cấu lật và tiếp điểm điện được dẫn đến đáy của hộp xếp. Tay đòn nối cơ cấu lật đến lò xo phụ chỉ có thể quay quanh được một chốt cố định ở phần khoang giữa tay đòn. Hộp xếp chỉ có thể dịch chuyển được khi áp suất vượt quá giá trị ON và OFF.

Công tắc áp suất cao

  • Cấu tạo: Tương tự như công tắc áp suất thấp nhưng các tiếp điểm sẽ được bố trí ngược lại.
  • Nguyên lý hoạt động: Công tắc áp suất cao hoạt động ở mức áp suất ngưng tụ của môi chất lạnh. Và được sử dụng để ngắt mạch điện khi áp suất vượt quá mức cho phép. Nhằm bảo vệ máy nén khí. Khi rơ le máy nén khí cao được kích hoạt. Nó sẽ không tự động đóng mạch lại (dù áp suất giảm xuống giá trị đã được thiết lập trừ giá trị vi sai). Mà cần phải được đặt lại để đưa công tắc trở lại trạng thái ban đầu.
Phân loại rơ le áp suất máy nén khí

Loại công tắc áp suất Mở/Tắt/Tự động cài đặt (ON/OFF/AUTO)

Một số loại công tắc áp suất có thêm nút ON/OFF và AUTO/OFF. Tuy nhiên, chức năng của chúng thường giống nhau và tên gọi phụ thuộc vào nhà sản xuất.

Khi nhấn nút ON hoặc AUTO, công tắc sẽ tự động khởi động máy và điều chỉnh áp suất theo giá trị được cài đặt trước đó. Khi nhấn nút OFF, công tắc sẽ tắt máy nén khí và bỏ qua các giá trị cài đặt.

Đây là loại công tắc áp suất cơ bản, được sử dụng phổ biến cho các máy nén khí nhỏ, như máy nén khí piston. Trong đó, mô tơ được khởi động và dừng bằng bộ công tắc áp suất điện.

Trong một số trường hợp, bộ công tắc áp suất không có nút ON/AUTO/OFF. Và sẽ luôn ở chế độ AUTO để mở và đóng điện theo giá trị áp suất. Loại này thường được sử dụng cho các model máy nén khí lớn. Trong đó, mô tơ điện được khởi động và dừng bởi rơ le hoặc công tắc.

Loại công tắc áp suất sử dụng điện/kết nối điện

Bên trong bộ công tắc áp suất, có một hoặc nhiều hơn một kết nối điện.

Một số bộ công tắc áp suất có khả năng điều khiển trực tiếp động cơ, trong khi các bộ công tắc khác chỉ có thể điều khiển tín hiệu nhỏ. Tín hiệu điều khiển được đưa vào bộ điều khiển trung tâm hoặc được sử dụng trực tiếp. Để bật hoặc tắt các tiếp điểm hoặc khởi động động cơ lớn.

Bộ công tắc trực tiếp điều khiển động cơ thường chỉ được sử dụng trên các máy nén khí nhỏ, thường lên đến 10 kW. Công suất của bộ chuyển đổi áp suất này phải lớn hơn công suất của động cơ.

Có hai loại công tắc áp suất sử dụng điện là 3 pha và 1 pha. Công tắc áp suất 3 pha có 3 kết nối riêng rẽ cho 3 pha của động cơ. Công tắc áp suất 1 pha chỉ có 1 kết nối cho 1 pha của động cơ. Hoặc cho tín hiệu điều khiển nhỏ được đưa vào bộ điều khiển chính (trên các máy nén khí lớn).

Cách lựa chọn công tắc áp suất máy nén khí tốt nhất

Có nhiều loại công tắc áp suất khác nhau, tuy nhiên việc lựa chọn một loại phù hợp với máy nén khí của bạn là một thử thách. Để đạt được hiệu quả công việc cao và đảm bảo an toàn, bạn nên chọn mua công tắc áp suất chính hãng. Tuy nhiên, một số người dùng có thể lo ngại về giá thành của các công tắc áp suất chính hãng. Đặc biệt, đối với các mẫu máy nén khí đã cũ. Vì vậy, nhiều người sử dụng có xu hướng tìm kiếm những công tắc áp suất có chức năng tương đương và giá thành rẻ hơn.

Để lựa chọn một chiếc công tắc áp suất hợp lý, bạn cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Chọn loại nút điều khiển phù hợp: có thể điều khiển tắt/tự động hoặc không có chuyển đổi.
  • Chọn loại kết nối điện và nguồn điện: số pha và nguồn điện kw hoặc đơn vị tính bằng ampe.
  • Xác định dải áp suất: cao nhất/thấp nhất và có thể điều chỉnh áp suất.
  • Chọn kích cỡ của ống kết nối dùng cho máy nén khí.
  • Quan tâm đến kích cỡ/loại kết nối không tải.

>>>> Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm cách lựa chọn Công tắc áp suất nước

Cách điều chỉnh công tắc áp suất máy nén khí

Để điều chỉnh công tắc áp suất máy nén khí, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:

Hướng dẫn điều chỉnh rơ le áp suất máy nén khí
  • Khi thiết bị được sử dụng lần đầu, công tắc áp suất chưa được cài đặt. Người dùng cần phải điều chỉnh để có thể đưa máy nén khí vào hoạt động.
  • Khi áp lực làm việc cũ không đáp ứng được yêu cầu công việc, người dùng có thể điều chỉnh một áp lực làm việc mới. Tuy nhiên, cần đảm bảo rằng áp lực này phù hợp với công suất hoạt động của máy nén khí.
  • Khi phát sinh các sự cố bất thường, áp lực máy nén khí không đều hoặc không đáp ứng được nhu cầu sử dụng.
  • Để điều chỉnh công tắc áp suất máy nén khí, bạn có thể thực hiện các bước sau:
  • Mở nắp đậy của công tắc.
  • Xoay công tắc để điều chỉnh áp suất: để tăng áp, xoay theo chiều kim đồng hồ. Ngược lại, để giảm áp, xoay theo chiều ngược lại của kim đồng hồ.

Thông thường, đối với máy nén khí 1 pha sử dụng nguồn điện 220V, áp suất công tắc được điều chỉnh là 8kg/cm². Đối với các dòng máy nén khí 3 pha sử dụng nguồn điện 380V, áp suất công tắc được điều chỉnh phổ biến là 12kg/cm².

Lưu ý khi điều chỉnh công tắc áp suất máy nén khí

Để cài đặt áp suất phù hợp, người dùng cần đảm bảo áp suất phải phù hợp với công suất của máy nén khí và độ chênh áp suất của công tắc. Độ chênh lệch được tính bằng cách lấy áp suất ngắt tải trừ đi áp suất mở tải. Thông thường, mức chênh áp từ 0.8 đến 1 bar là phù hợp nhất.

Khi hiệu chỉnh công tắc, người dùng nên xoay chặt tay. Giúp tránh trường hợp xoay công tắc lỏng lẻo dẫn đến hiện tượng máy nén khí bị xì hơi.

Trong quá trình điều chỉnh, người dùng cần quan tâm đến lượng khí nén cần sử dụng để điều chỉnh sao cho phù hợp nhất. Tránh lãng phí và tiêu tốn nhiều điện năng.

Vì bộ công tắc áp suất là bộ phận quan trọng của máy nén khí, nếu công tắc áp suất bị hỏng. Người dùng cần tìm đến các địa chỉ bán công tắc áp suất máy nén khí chất lượng để mua và thay thế ngay. Nếu không tự thay được tại nhà thì cách tốt nhất là mang rơ le áp suất máy nén khí đến cơ sở sửa chữa uy tín nhất để được kiểm tra và thay thế.

Hướng dẫn cài đặt công tắc áp suất máy nén khí

Để cài đặt đúng áp suất của công tắc áp suất máy nén khí, người dùng có thể thực hiện theo các bước sau:

Các bước cài đặt rơ le áp suất máy nén khí

Cài đặt áp suất mở tải

  • Bắt đầu từ bình chứa khí trống sau đó khởi động máy nén khí và để nó chạy cho đến khi đạt được áp suất ngắt tải.
  • Mở một bộ van xả khí một cách chậm chậm để khí thoát ra ngoài. Sau đó xem áp suất tụt như thế nào.
  • Đợi cho đến khi máy nén khí khởi động và ghi chú lại áp suất. Đây chính là áp suất mở tải.
  • Điều chỉnh áp suất mở tải cùng với vít cài đặt to. Quay cùng chiều kim đồng hồ đến khi áp suất ngắt tải.
  • Đóng kín van xả khí lại. Máy nén khí sẽ hoạt động cho đến khi đạt được đến áp suất ngắt tải.

Cài đặt áp suất ngắt tải

  • Nhớ ghi áp suất lúc máy nén khí dừng lần cuối và chú ý xem nó chạy trở lại.
  • Điều chỉnh độ chênh áp suất tùy theo nhu cầu của người sử dụng. Vặn theo chiều của kim đồng hồ để tăng (nếu người dùng muốn có áp suất tối đa cao hơn) hoặc xoay ngược lại chiều của kim đồng hồ để giảm (nếu người dùng muốn áp suất tối đa thấp hơn).
  • Mở van xả khí và đợi cho đến khi độ tụt áp đủ thấp để có thể khởi động máy nén khí sau đó đóng van lại.
  • Đợi cho đến khi máy nén khí dừng và kiểm tra áp suất ngắt áp.
  • Lặp lại quá trình trên nếu cần thiết để đảm bảo áp suất máy nén khí hoạt động đúng và hiệu quả.

Trên đây là những thông tin liên quan đến công tắc áp suất máy nén khí. Mong những chia sẻ của vanphukien.com, giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về sản phẩm. Nếu trong quá trình sử dụng, bạn thấy cần lắp đặt thêm van bi, van cổng hoặc là đồng hồ… Có thể liên hệ với chúng tôi, để được tư vấn và hỗ trợ một cách tốt nhất. 

0/5 (0 Reviews)

No Comments

Add your comment

Van Công Nghiệp

Phân Phối Độc Quyền Van Công Nghiệp WONIL HÀN QUỐC Và Van Điều Khiển KOSAPLUS KOREA - HAITIMA TAIWAN

Phụ Kiện Ống Nước

Cung Cấp Phụ Kiện Ống Thép - Ống Inox Tiêu Chuẩn Chất Lượng

Van Nước - Van Khí Nén

Sản Phẩm Đa Dạng Về Chủng Loại Từ Các Loại Van Nước Đến Van Khí Nén. Cam Kết Chất Lượng, Bảo Hành Chính Hãng!
Call Now Button