Hệ thống chữa cháy trong nhà phổ biến
Hệ thống chữa cháy trong nhà là điều cần thiết. Bởi, nó còn có khả năng ngăn chặn và dập tắt đám cháy trong nhà nhanh chóng. Từ đó, nó không chỉ đảm bảo an toàn cho người sử dụng, mà còn đảm bảo an toàn cho tài sản hiệu quả nhất. Cùng tìm hiểu các hệ thống chữa cháy trong nhà thường nhà và các thiết bị được lắp đặt.
Các hệ thống chữa cháy trong nhà thường dùng
Hệ thống chữa cháy trong nhà hiện đang được chia thành 3 loại: dùng nước, khí và dùng bọt.
Sử dụng nước
Hệ thống chữa cháy bằng nước phổ biến nhất là hệ thống sprinkler. Đây là hệ thống chữa cháy tự động với đầu phun kín luôn ở chế độ sẵn sàng.
Trong hệ thống sprinkler thông thường, các đầu phun được gắn vào hệ thống ống nước sẵn có. Dựa vào nhiệt độ từ đám cháy để kích hoạt giúp nước phun ra ngay lập tức khi mỗi đầu phun mở. Tuy nhiên, hệ thống sprinkler hồng thủy sẽ phun nước từ tất cả các đầu phun cùng một lúc khi hệ thống báo cháy được kích hoạt gần các đầu phun.
Hệ thống sprinkler có ưu điểm là dễ dàng và nhanh chóng lắp đặt, không tốn nhiều chi phí. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp chữa cháy tạm thời và không đem lại hiệu quả trong việc dập tắt các đám cháy lớn. Hơn nữa, hệ thống sprinkler cũng có nhược điểm là gây hư hại cho các thiết bị và tài sản quý giá.
Sử dụng bọt
Khi hệ thống chữa cháy bằng nước không hiệu quả trong việc dập tắt các đám cháy được hình thành từ xăng hoặc dầu. Người ta sẽ sử dụng hệ thống chữa cháy bằng bọt (foam). Hệ thống chữa cháy bằng bọt được tạo ra từ một hỗn hợp của nước, bọt được cô đặc và không khí.
Tùy vào loại bọt được sử dụng, để có thể chữa cháy bằng nhiều cách khác nhau. Bao gồm phủ lên bề mặt cháy một lớp bọt dày, dập tắt ngọn lửa và cách ly nhiên liệu với không khí. Hoặc làm lạnh nhiên liệu bằng lượng nước có trong bọt.
Khi áp dụng hệ thống chữa cháy bằng bọt, cần lưu ý rằng: Mỗi loại bọt sẽ có thành phần và tốc độ phục hồi khác nhau. Khi xảy ra đám cháy, tốc độ dập tắt được ưu tiên hàng đầu để giảm thiểu thiệt hại cho con người và tài sản. Do đó, người dân và chủ đầu tư của các tòa nhà nên hết sức cẩn trọng. Không nên tiết kiệm khi sử dụng các loại bọt rẻ tiền với hiệu suất làm việc kém. Trong trường hợp xảy ra cháy nổ, các thiệt hại có thể rất lớn và vượt xa số tiền đầu tư ban đầu.
Sử dụng khí
Hệ thống chữa cháy sử dụng khí có ưu thế hơn so với hệ thống sử dụng nước và bọt. Đó là có thể được áp dụng trong các khu vực có các thiết bị điện tử và máy móc.
Hiện nay, các phương pháp chữa cháy bằng khí phổ biến nhất là sử dụng khí CO2 và khí trơ. Tuy rằng giá thành rẻ, nhưng sử dụng bình CO2 để chữa cháy có nhược điểm gây suy hô hấp và có thể dẫn đến tử vong. Do đó không nên sử dụng trong phòng có người.
Trong khi đó, phương pháp khí trơ không gây ảnh hưởng đến hô hấp. Có thể sử dụng khi có người trong phòng. Hỗn hợp khí trơ thường được sử dụng để chữa cháy bao gồm Cacbon Dioxit, Nitơ và Argon. Việc sử dụng hệ thống chữa cháy bằng khí sẽ giúp giảm thiểu thiệt hại về tài sản và con người trong trường hợp xảy ra cháy.
Hệ thống phòng cháy chữa cháy nhà xưởng cũng ứng dụng các loại phương pháp cứu cháy tương tự với hệ thống PCCC trong nhà.
Các thiết bị cần thiết của hệ thống chữa cháy trong nhà
Để đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, mỗi cá nhân và hộ gia đình đều có trách nhiệm trang bị các thiết bị PCCC và phương tiện cần thiết để chống cháy tại chỗ. Nhằm đảm bảo an toàn thoát hiểm và giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản. Dưới đây là một số thiết bị PCCC và phương tiện cần trang bị trong nhà.
Thiết bị báo cháy
Đầu báo cháy là thiết bị đầu tiên giúp con người phát hiện các dấu hiệu cháy như nhiệt độ tăng đột ngột, khói, lửa,… Đây là những tín hiệu cảnh báo sớm giúp ngăn chặn nguy cơ cháy nổ. Nhờ vào những tín hiệu này, chúng ta có thể nhanh chóng sử dụng các thiết bị khác để kịp thời khống chế đám cháy.
Các thiết bị báo khói được lắp đặt ở phía trên trần nhà và tại các cửa ra vào để phát hiện sự xuất hiện của khói. Khi có khói bao phủ, thiết bị sẽ phát ra tín hiệu cảnh báo ngay lập tức để giúp người ở trong nhà phát hiện sớm và có biện pháp đối phó kịp thời.
Búa thoát hiểm
Búa thoát hiểm được thiết kế đặc biệt để có khả năng tạo ra lực đập mạnh để phá cửa và thoát ra ngoài trong trường hợp xảy ra cháy. Sử dụng loại búa thoát hiểm cỡ lớn và nặng có thể tạo ra lực đập lớn để nhanh chóng thoát khỏi khu vực nguy hiểm.
Ngoài ra, nhiều loại búa thoát hiểm còn được trang bị thêm các tính năng khác như đèn pin chiếu sáng… Đây là một công cụ hữu ích trong trường hợp cháy. Nó giúp hỗ trợ người dân khi họ còn hoang mang và sợ hãi. Mọi người nên trang bị búa thoát hiểm tại nhà để đảm bảo an toàn PCCC và thoát hiểm trong trường hợp khẩn cấp.
Bình chữa cháy
a, Bình cứu hỏa CO2
Thường được sử dụng để chữa những đám cháy nhỏ, mới phát sinh, bình chữa cháy bằng khí CO2 thường áp dụng cho các trường hợp sau đây:
- Chất cháy lỏng hoặc chất rắn hóa lỏng.
- Chất cháy khí.
- Cháy thiết bị điện.
- Cháy chất rắn có gốc hữu cơ kèm theo tàn lửa hồng.
Các đám cháy sau đây không được chữa bằng các phương tiện chữa cháy thông thường:
- Các loại hóa chất có khả năng cung cấp oxy như nitrat và xenlulo.
- Kim loại có hoạt tính hóa học và hidroxit của chúng.
- Than cốc và chất nổ đen.
Bảo quản bình chữa cháy CO2:
- Nên để ở nơi khô ráo, thoáng mát, dễ thấy và dễ tiếp cận.
- Tránh nơi có nhiệt độ cao hơn 55 độ C và không được sử dụng dầu mỡ để bảo quản.
b, Bình cứu hỏa dạng bột
Bình chữa cháy dạng bột được chế tạo từ các loại bột có khả năng chặn đứng phản ứng cháy. Chúng có khả năng cách ly chất cháy với không khí và ngăn cản hơi khí cháy tiến vào vùng cháy. Qua đó dập tắt hỏa hoạn. Loại bình này thường được sử dụng để chữa các đám cháy mới phát sinh.
Khi sử dụng, cần chú ý đọc kỹ nhãn trên bình để sử dụng với đúng loại đám cháy: đám cháy chất lỏng, rắn, hóa chất; chữa cháy điện có hiệu điện thế dưới 50V.
Bình chữa cháy dạng bột cũng cần được bảo quản đúng cách để đảm bảo tính hiệu quả khi sử dụng. Dưới đây là một số lưu ý khi bảo quản bình chữa cháy dạng bột:
- Để bình chữa cháy bột ở nơi khô ráo, thoáng mát và dễ nhận biết.
- Tránh để bình ở nơi có nhiệt độ quá 55 độ C để tránh ảnh hưởng đến chất bột bên trong.
- Không được phép bôi dầu mỡ hoặc các loại chất dẻo khác lên bình để bảo quản. Vì chúng có thể làm hư hỏng bình và ảnh hưởng đến tính hiệu quả của bình khi sử dụng.
c, Bình cứu hỏa dạng bọt
Bình chữa cháy dung dịch bọt được thiết kế để dập tắt và phun chữa cháy vật cứng. Thời gian sử dụng lâu khoảng 4 năm. Điểm mạnh của loại bình này là có thể dập tắt cháy nguồn kim loại, hồ quang. Đồng thời, chúng còn có thể xịt lên người để tránh bị phỏng trong khi vượt qua đám cháy. Giá thành của bình chữa cháy dung dịch bọt dao động từ 700 nghìn đồng trở lên (tùy vào trọng lượng khác nhau của bình).
Chăn cứu hỏa
Chăn thường được sử dụng để dập tắt đám cháy, được làm từ sợi cotton có độ thấm nước cao. Khi gặp đám cháy, chăn cần được nhúng vào nước để thấm đầy nước. Khi đó sợi bông trong chăn sẽ nở ra và tăng khả năng bám dính của chăn.
Sau khi chăn đã thấm đầy nước, bạn có thể dùng chăn để chắn lửa và ngăn cản sự cung cấp oxy cho đám cháy. Từ đó dập tắt đám cháy. Việc chắn lửa bằng chăn cũng giúp ngăn chặn sự lan rộng của đám cháy và bảo vệ môi trường xung quanh.
Mặt nạ chống khói
Có nhiều loại mặt nạ chống khói khác nhau. Bao gồm mặt nạ trùm kín đầu với kính chống nóng và đầu lọc không khí bằng than hoạt tính.
Các mặt nạ chống khói được thiết kế để đeo nhanh chóng trong vòng 3 giây. Hầu hết các mặt nạ có hai lõi lọc khói và có thể sử dụng được trong khoảng thời gian từ 30 phút đến 1 giờ (Tùy thuộc vào mức độ độc hại của khói). Mặt nạ chống khói giúp cho người sử dụng có thể hít thở dễ dàng và di chuyển đến nơi an toàn qua những đám khói dày đặc.
Thang dây thoát hiểm
Thang dây inox được làm từ sợi inox và có thể được gắn vào lan can của các tòa nhà. Tuy nhiên, sản phẩm này chỉ phù hợp với các căn nhà có độ cao dưới 10m (tương đương với 3 tầng).
Bộ thang dây thoát hiểm được thiết kế gọn nhẹ bao gồm: dây thoát hiểm, giá treo, đai đeo và bộ điều tốc bằng thép sơn tĩnh điện siêu bền, tích hợp tính năng hãm tốc. Dây thoát hiểm có chiều dài từ 20m đến 100m. Chúng phù hợp với độ cao từ tầng 3 đến tầng 33. Sản phẩm được thiết kế để tốc độ hạ xuống rất chậm rãi, đảm bảo an toàn khi sử dụng. Đồng thời cũng giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi khu vực nguy hiểm.
Các sản phẩm thang dây thoát hiểm thông thường có mức giá từ 100.000 đồng đến 400.000 đồng. Tuy nhiên, sản phẩm cao cấp hơn được nhập khẩu lại được trang bị đầy đủ các phụ kiện như giá treo, khuy mọc, giá treo đứng, hộp giảm tốc, dây cáp, đai an toàn và có khả năng chịu tải trọng lớn. Những sản phẩm này cho phép người sử dụng di chuyển bằng cách đu từ tầng cao xuống dưới theo nguyên lý cơ học của ròng rọc, với mức giá từ 4.000.000 đồng trở lên.
Ngoài ra còn nhiều thiết bị khác có thể được sử dụng, tìm hiểu ngay trong Hệ thống phòng cháy chữa cháy chung cư
Tiêu chuẩn đối với các hệ thống chữa cháy trong nhà
Việc thiết kế, thi công, lắp đặt và bảo trì hệ thống chữa cháy trong nhà dựa theo các tiêu chuẩn đã được nghiên cứu và thử nghiệm. Từ đó, chúng đảm bảo hệ thống phát huy khả năng chữa cháy tối ưu. Qua đó, giúp bảo vệ người và tài sản đạt hiệu quả nhất.
- TCVN 5738-2001 – Hệ thống báo cháy tự động – Yêu cầu kỹ thuật.
- TCVN 7161-1:2009: Hệ thống chữa cháy bằng khí – tính chất vật lý và thiết kế hệ thống.
- TCVN 2622-1995 – Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế.
- TCVN 7161-9-2002 –Hệ thống chữa cháy bằng bình khí – Tính chất thiết kế hệ thống.
- TCVN 5760-1993 – Hệ thống chữa cháy – Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt và sử dụng.
- TCVN 7336:2003– Phòng cháy chữa cháy-hệ thống Sprinkler tự động-yêu cầu thiết kế và lắp đặt.
Trên đây là một số vấn đề cơ bản về hệ thống chữa cháy trong nhà. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu hơn về chúng. Hãy cân nhắc tìm hiểu kỹ về hệ thống PCCC trong nhà trước khi quyết định lựa chọn mua sản phẩm phù hợp nhất.
Tham khảo thêm:
Cập nhật vào
No Comments