Hướng dẫn lắp đặt và bảo trì van bướm điều khiển điện
Lắp đặt van bướm điều khiển điện rất đơn giản. Về cơ bản, chúng ta chỉ cần lắp đặt phần thân van vì hầu hết các nhà cung cấp đã lắp đặt sẵn bộ điều khiển vào thân van theo yêu cầu. Việc chúng ta cần làm là lắp đặt thân van và đấu nối điện đúng cách. Dưới đây Vanphukien sẽ chia sẻ cách lắp đặt và bảo trì van bướm điều khiển điện.
Chuẩn bị trước khi lắp đặt van bướm điều khiển điện
Một số công tác cần chuẩn bị trước khi lắp đặt:
- Xác định rõ nguồn điện áp sử dụng cho van bướm. Nguồn điện sử dụng là loại 24V, 110V, 220V hay 380V? Từ đó lựa chọn bộ điều khiển điện phù hợp
- Thông số kỹ thuật của van bướm phù hợp với đường ống? Bao gồm kích thường đường kính, tiêu chuẩn mặt bích, chất liệu của van và gioăng làm kín,… Đảm bảo các thông số phù hợp để van hoạt động ở trạng thái tốt nhất.
- Mục đích sử dụng sử dụng van bướm là đóng ngắt hoàn toàn hay cần tiết lưu dòng chảy? Nếu cần tiết lưu thì sử dụng bộ điều khiển điện tuyến tính.
- Các dụng cụ, thiết bị cần chuẩn bị: bulong, đai ốc, cờ lê, mặt bích, gioăng cao su,…
Có thể bạn quan tâm: Cách lắp đặt van bướm điều khiển khí nén
Cách lắp đặt van bướm điều khiển điện
Vanphukien sẽ chia sẻ cách lắp đặt van bướm điều khiển điện đơn giản với 7 bước:
Bước 1: Loại bỏ bụi bẩn, mảng bám trên đường ống, cũng như trong các bộ phận của van.
Bước 2: Xác định vị trí và hướng lắp đặt của van. Thông thường, van được lắp đặt với bộ điều khiển hướng lên trên.
Bước 3: Lắp mặt bích vào đường ống tại vị trí kết nối van. Cố định mặt bích bằng các mối hàn điểm sau khi ướm thử van bướm. Tiếp đó hàn xung quanh mặt bích để cố định vị trí
Bước 4: Cho gioăng làm kín ép vào phạm vi của mặt bích và tiến hành đưa van bướm vào vị trí đã xác định
Bước 5: Luồn bulong đai ốc vào các vị trí lỗ bích và siết chặt dần từng cặp cân bằng chéo.
Bước 6: Đấu nối dây điện và kết nối vào động cơ van bướm.
Bước 7: Chạy thử, kiểm tra hoạt động của van bướm điện khi không tải và có tải. Nếu hoạt động tốt, ổn định, không có dấu hiệu lỏng hay rò rỉ thì tiến hành nghiệm thu và đưa vào sử dụng.
Xem chi tiết: 10 bước lắp đặt van bướm – Có hình ảnh minh họa
Lưu ý khi lắp đặt van bướm điều khiển điện
Khác với các dòng van cơ, việc sử dụng van bướm điện từ cần để ý tới hoạt động của bộ điều khiển. Nếu lắp đặt không đúng dễ dẫn đến cháy chập, hư hỏng thiết bị.
Dưới đây là một số lưu ý khi lắp đặt van bướm điều khiển điện:
- Luôn đảm bảo đường ống và thiết bị được sạch sẽ, không có bụi bẩn.
- Không lắp đặt van hướng thẳng xuống dưới, bất tiện cho vận hành và dễ gặp sự cố, hư hỏng van.
- Phải lựa chọn vật liệu van và gioăng làm kín phù hợp với lưu chất trong đường ống.
- Không tác động lực lớn lên van điều khiển.
- Không siết van quá chặt, điều này dễ dẫn đến cong vênh, hư hỏng các bộ phận bên trong.
- Đấu nối dây đúng cách bởi đấu sai dễ gây ra cháy chập.
- Luôn đảm bảo có đủ không gian để lắp đặt van, thuận tiện cho việc sửa chữa, thay thế,…
- Đối với bộ điều khiển điện, chỉ nên lắp đặt trong điều kiện môi trường nhà sản xuất quy định.
- Để trùng dây điện, tránh nước chảy theo đường dây điện vào bo mạch động cơ, dễ gây ra chập cháy.
Kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ van bướm điều khiển điện
Sau khi lắp đặt, để bảo đảm hoạt động của van được lâu dài và tránh được các sự cố hỏng hóc thì cần kiểm tra và bảo dưỡng van thường xuyên.
Khi thực hiện công tác kiểm tra và bảo dưỡng cần để ý các điểm sau đây:
- Kiểm tra nhằm đảm bảo không có sự rò rỉ lưu chất.
- Kiểm tra các kết nối của van với đường ống, bao gồm các mối hàn, độ chắc chắn của bulong đai ốc. Hãy đảm bảo rằng bulong không bị lỏng và các mối hàn vẫn chắc chắn, không bị hở.
- Kiểm tra thân van xem có xuất hiện vết nứt, vỡ do hoạt động quá tải hay không?
- Kiểm tra bộ điều khiển điện có hoạt động đúng công suất không? Có gây tiếng ồn hay bị rung lắc trên đường ống không?
- Kiểm tra góc mở của đĩa van để tránh các trường hợp bị kẹt lưu chất và khiến đĩa van không đóng được.
Nếu van trên đường ống xuất hiện 1 trong các vấn đề trên thì cần tìm rõ nguyên nhân và khắc phục sự cố nhanh nhất có thể. Như vậy mới có thể đảm bảo hiệu suất hoạt động của hệ thống. Đồng thời giảm thiểu các nguy cơ lớn hơn, gây tổn thất về chi phí, thiết bị,…
Tham khảo thêm: 7 lỗi thường gặp ở van bướm và cách khắc phục
Bài viết trên chúng tôi đã chia sẻ cách lắp đặt van bướm điều khiển điện cũng như các lưu ý khi chuẩn bị, lắp đặt. Hy vọng bài viết giúp bạn có thêm thông tin về loại van điều khiển này. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về sản phẩm, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp.
Các bài viết liên quan:
- Cách lắp đặt van bi nối ren chi tiết
- So sánh và phân biệt giữa van bướm tay gạt và tay quay
- 4 kiểu kết nối van bướm với đường ống