Hướng dẫn cách lắp đặt van bi nối ren vào đường ống
Lắp đặt van bi ren vào đường ống tưởng chừng như đơn giản nhưng vẫn có nhiều trường hợp lắp đặt không đúng bị rò rỉ chất lỏng. Vậy nên, hãy để Vanphukien hướng dẫn cách lắp đặt van bi ren đúng cách để đảm bảo tốt nhất hiệu quả làm việc của van.
Nên lắp đặt van bi nối ren theo hướng nào?
Van bi ren thường được chia làm 2 dạng, đó là van bi 2 ngã nối ren và van bi 3 ngã nối ren.
Đối với loại van bi 2 ngã, bạn có thể lắp đặt van theo bất cứ hướng nào. Bởi đây là loại van hai chiều, nên việc vận hành không gặp khó khăn khi bạn lắp đặt chiều bất kỳ.
Đối với loại van bi 3 ngã, bao gồm loại van chữ T hoặc chữ L. Việc lắp đặt hướng của van phụ thuộc vào việc thiết kế dòng chảy của đường ống. Vì vậy, khi lắp đặt các loại van bi 3 ngã cần lưu ý về điều này.
Cách tốt nhất là nên lắp đặt hướng tay cầm cùng với hướng dòng chảy. Cách lắp đặt này được nhiều chuyên gia khuyến cáo để thuận tiện cho việc theo dõi hướng dòng chảy.Ngoài ra, khi lắp đặt cần để phần thân hướng lên trên để tránh sự tích tụ các mảnh vụn.
Hướng dẫn lắp đặt van bi nối ren đúng cách
Một số dụng cụ, thiết bị cần chuẩn bị trước khi lắp đặt van bi gồm:
- Van bi nối ren theo yêu cầu của hệ thống
- Keo dán hoặc các chất bịt kín đường ống chuyên dụng
- Cờ lê
- Các dụng cụ làm sạch như vải, giấy ráp (đối với vị trí cắt đường ống)
- Dụng cụ cắt đường ống
Sau đó, tiến hành lắp đặt theo các bước sau:
Bước 1: Kiểm tra lại van và đường ống
Tại bước này, cần đảm bảo rằng các bộ phận của van bi đều sạch sẽ, không dính bụi bẩn. Đồng thời xác nhận các thông số kỹ thuật của van phù hợp với đặc điểm của đường ống.
Bên cạnh đó, đường ống lắp đặt cũng cần được làm sạch khỏi bụi bẩn, mạt kim loại,… Và khoảng cách giữa hai đường ống lắp đặt phù hợp với độ rộng của van bi.
Nếu đường ống còn nguyên, tiến hành cắt đường ống và sử dụng các dụng cụ để mài nhẵn các vết gờ hoặc cạnh sắc. Sau đó tiến hành các bước lắp đặt van bi.
Có thể tham khảo thêm Các loại van bi nối ren thông dụng trên thị trường
Bước 2: Thử lại hoạt động của van
Đối với các loại van sử dụng tay gạt, vận hành van bằng tay gạt từ mở hoàn toàn đến đóng hoàn toàn. Đối với các loại van sử dụng bộ điều khiển, tiến hành kiểm tra bằng dụng cụ, thiết bị riêng biệt.
Điều này đảm bảo van có thể vận hành tốt. Tránh trường hợp khi đưa van vào đường ống mới phát hiện không đóng mở tốt sẽ mất thời gian tháo lắp và kiểm tra.
Bước 3: Bịt kín mối nối
Bạn có thể sử dụng băng keo của thợ nước hoặc các loại keo bịt kín chuyên dụng để bịt kín các mối nối ống. Điều này đảm bảo độ kín, hạn chế rò rỉ tại các mối nối đường ống và van.
Bước 4: Căn chỉnh van với đường ống tránh ren chéo
Van và đường ống phải thẳng hàng để tránh hiện tượng ren chéo, đầu nối ren ống cần căn chỉnh với trục của lỗ ren. Có thể sử dụng các giá đỡ ống để giữ cho đường ống thẳng hàng.
Lưu ý rằng việc không đỡ đường ống đúng cách dễ làm hư hỏng cấu trúc và hư hỏng tài sản.
Bước 5: Lắp đặt van bi ren
Khi lắp đặt van bi ren, luôn sử dụng hai cờ lê để kết nối ống với các van này. Đặt một cờ lê ở đầu van gần khớp ống đang được siết chặt và cờ lê còn lại vào đường ống để ngăn truyền mô-men xoắn qua khớp thân van, giữa thân van và ống nối. Nó cũng ngăn ngừa sự biến dạng của các bộ phận bên trong van. Đồng thời nó cũng ngăn chặn rò rỉ ở khớp thân.
Tiến hành siết chặt cho đến khi khớp nối gần như hướng về hướng mong muốn. Sau đó tăng dần lực siết để căn chỉnh và siết chặt van vào đường ống.
Tuy nhiên, không nên siết chặt van vào đường ống quá mức, vì có thể làm biến dạng các bộ phận bên trong của van hoặc gây ra vết nứt ở thân van.
Bước 6: Kiểm tra lại hoạt động của van
Sau khi lắp đặt, cần bật hệ thống để kiểm tra xem có bị rò rỉ hay không. Nếu có bất kỳ vấn đề nào, hãy ngắt hệ thống và kiểm tra, siết chặt lại van bi.
Tay cầm van được đánh dấu hiển thị hướng quay thích hợp cho các vị trí “BẬT” và “TẮT”. Xoay theo chiều kim đồng hồ để “TẮT” (đóng) và ngược chiều kim đồng hồ để “BẬT” (mở).
Bạn có thể kiểm soát dòng chảy bằng cách di chuyển cần gạt trong khoảng từ 0° đến 90°. Tuy nhiên, van bi mở một phần có thể khiến gioăng làm kín PTFE ở hai đầu của bi van bị biến dạng do áp suất không đồng đều.
Tại sao cần lắp đặt van bi đúng cách?
Van bi thường được ứng dụng rất nhiều trong các hệ thống đường ống bởi tính nhỏ gọn, tiện lợi. Tuy nhiên việc lắp đặt không đúng cách dễ dẫn đến tình trạng rò rỉ và hư hỏng van.
Điển hình một số trường hợp gặp phải khi lắp đặt và sử dụng van bi không đúng cách:
- Lắp đặt van bi không cùng thông số làm giảm hiệu suất hoạt động và nhanh bị hư hỏng.
- Không sử dụng băng hay hay chất bịt kín cho đường ống gây nên rò rỉ tại khớp nối.
- Van bi và đường ống ở tình trạng chéo ren, dễ gây rò rỉ và hư hỏng cấu trúc đường ống.
- Dùng lực siết van bi quá chặt gây hư hỏng cho thân van hoặc các bộ phận bên trong.
Như vậy, việc lắp đặt van bi đúng cách là rất cần thiết. Chúng tạo nên những kết nối chắc chắn, không bị rò rỉ. Qua đó đảm bảo hoạt động, hiệu suất làm việc của hệ thống, đồng thời gia tăng tuổi thọ cho van. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc lắp đặt van, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ.
Có thể bạn quan tâm:
- 6 Lưu ý khi mua van bi điều khiển điện
- Cách lắp đặt van bướm wafer, mặt bích
- Cách thay thế gioăng làm kín van bướm