Áp suất là gì? Có những đơn vị đo áp suất nào?

Trong cuộc sống hàng ngày, chắc hẳn bạn đã từng nghe đến áp suất, áp suất hơi, áp suất khí hoặc quen thuộc hơn chính là áp suất khí quyển. Nhưng để có thể hiểu rõ về áp suất thì chắc hẳn nhiều người vẫn chưa biết rõ. Không những thế trong áp suất còn có những đơn vị đo áp suất khác nhau với những chức năng khác. Để giải đáp những thắc mắc trên thì chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu những vấn đề đó ở bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu về áp suất

Tìm hiểu về áp suất

Khái niệm áp suất là gì?

Áp suất hay có tên tiếng Anh là Pressure được ký hiệu là p hoặc P. Là một đại lượng vật lý được ứng dụng nhiều trong những bài giảng khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Áp suất được biết đến là lực trên một đơn vị diện tích và được tác dụng theo chiều vuông góc với về mặt của vật thể nhất định. Hay có thể hiểu đơn giản thì áp suất chính là lực tác động kết hợp với diện tích và vuông góc được tạo thành.

Hiểu thêm được khái niệm về áp suất thì ta có thể hiểu là trong quá trình hoạt động thì áp suất sẽ xuất hiện khi có một nguồn lực nhất định tác động lên một diện tích theo góc vuông. Và mặt diện tích này càng nhỏ thì áp suất càng lớn và ngược lại. 

Như bạn đã biết thì trong hệ SI thì đơn vị của áp suất sẽ được đo bằng Newton trên 1m vuông, có ký hiệu là N/m2) có tên gọi à Pascal (Pa). Lúc đó, thì áp suất của 1Pa sẽ rất nhỏ khi tỷ lệ bắt đầu 1kP = 1000Pa, 1N/m2 = 1Pa.

Hình ảnh đồng hồ đo áp suất dạng màng

Hình ảnh đồng hồ đo áp suất dạng màng

Lý do tại sao những đơn vị đo áp suất có mặt ở nhiều khu vực?

Như bạn đã biết thì đơn vị đo của áp suất có rất nhiều loại với những chức năng khác nhau. Các đơn vị đo đấy như: Bar, mbar, Psi, Mpa, Pa…. 

Lý giải cho việc thiết bị đo lường áp suất lại có nhiều đơn vị đo khác nhau như vậy. Vì ở mỗi quốc gia sẽ có tiêu chuẩn đo lường áp suất khác nhau. Hiện nay, thì nó chia các khu vực lớn đã tạo ra những giá trị đo lường áp suất điển hình, như là chuẩn mực như: Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á. Và mỗi khu vực này đại diện cho việc tạo ra các đơn vị này.

  • Ở Bắc Mỹ: điển hình là Mỹ. Đây là một cường quốc kinh tế, có ngành công nghiệp đứng hàng đầu thế giới, cũng là nước đi đầu trong việc tạo ra các đơn vị chuẩn đo áp suất. Đơn vị đại điện cho quốc gia này chính là đơn vị Psi.
  • Ở châu Âu: trong khu vực này thì các quốc gia, các vùng kinh tế được liên kết với nhau. Có tổ chức đa quốc gia như G7 gồm có: Anh, Pháp, Đức… Và đều có những thành tựu to lớn về kinh tế, các công nghệ tiên tiến trong ngành công nghiệp. Chính vì vậy, họ đã tạo ra được các đơn vị đo áp suất và được sử dụng phổ biến hiện nay như: Bar, mbar.
  • Ở châu Á: Ở khu vực này thì có hai nước điển hình là Nhật Bản và Hàn Quốc. Đây là nước có nền công nghiệp phát triển từ lâu, mạnh mẽ. Và các đơn vị được tạo ra chính là Mpa, Kpa, Pa.

Vì sao cần phải đo áp suất?

Hiện nay, với nền kinh tế phát triển nên việc đo áp suất trong những hệ thống đường ống. Vì vậy, áp suất có vai trò rất quan trọng trong đời sống, sản xuất công nghiệp. Và đối với mỗi lĩnh vực thì nó đều có ý nghĩa, đảm bảo cho việc sản xuất và quá trình hoạt động tốt.

  • Trong ngành công nghiệp sản xuất: áp suất là một đơn vị không thể thiếu trong sản xuất cơ điện, hóa lọc dầu, xử lý nước thải, chế biến thực phẩm…
  • Trong ngành ngành y tế: áp suất cung cấp chân không phục vụ trong lĩnh vực như phẫu thuật, khám bệnh, cung cấp khí oxy cho người bệnh…

Đơn vị đo áp suất phổ biến

Các đơn vị đo áp suất

Các đơn vị đo áp suất

Đơn vị đo áp suất Psi

Như đã nói thì đơn vị Psi là một đơn vị đo áp suất có xuất xứ Bắc Mỹ. Psi là tên viết tắt của Poundper Square Inch, mang ý nghĩa là áp lực tác động lên mỗi Inch vuông. Thường được sử dụng trên các đồng hồ đo áp suất hoặc cảm biến áp suất có xuất xứ từ Mỹ.

Psi thường được ứng dụng như đo áp suất của khí (khí nén) hoặc là chất lỏng (áp suất thủy lực). Hoặc được sử dụng thước đo của độ bền bằng lực kéo. Nó có khả năng chống chịu lực kéo. Khả năng chống chịu lực kéo, cường độ mun đàn hồi. Khả năng chống biến dạng, điều khiển độ cứng của vật liệu.

Cách quy đổi đơn vị áp suất Psi được thực hiện theo trình tự như sau:

  1. Bước 1: Chuẩn bị bảng quy đổi
  2. Bước 2: Tìm đơn vị đang muốn quy đổi ở cột dọc bên tay trái
  3. Bước 3: Tìm đơn vị quy đổi đích – đơn vị muốn được quy đổi để ra kết quả cuối cùng.
  4. Bước 4: Dóng thẳng hàng giá trị cột dọc và hàng ngang. Điểm giao của hai giá trị này chính là kết quả bạn cần quy đổi.

– Ví dụ như:

  • Quy đổi từ Psi sang mbar, 1psi = 6.95mbar
  • Quy đổi từ Psi sang bar thì 1 psi = 0.0689 bar

Cách quy đổi đơn vị Psi:

Bảng quy đổi đơn vị Psi

Bảng quy đổi đơn vị Psi

Đơn vị đo áp suất Bar

Là đơn vị đo áp suất nhưng nó không thuộc hệ đo lường quốc tế (SI). Là đơn vị xuất hiện thường xuyên trong cuộc sống. Bar là đơn vị đo áp suấ được công nhận hợp pháp ở các quốc Châu Âu. Và 1 bar = 100000 Pa và nó hơi thấp hơn so với áp suất khí quyển trung bình trên Trái Đất tại mặt nước biển.

Bar và kg/cm2 là 2 đơn vị xấp xỉ bằng nhau

Cách quy đổi đơn vị:

Bảng quy đổi đơn vị đo áp suất Bar

Bảng quy đổi đơn vị đo áp suất Bar

Đơn vị đo áp suất mPa – kPa – Pa

Hiện nay, đối với các ngành công nghiệp bên cạnh nhiệt độ thì áp suất cũng là vấn đề được quan tâm. Một số đơn vị được quan tâm nhiều hiện nay là kể đến Mpa – kPa – Pa. Là những đơn vị đo áp suất quen thuộc ở khu vực châu Á.

Đơn vị Mpa

  • Là đơn vị được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Được sử dụng trong hầu hết các thiết bị đo của máy nén khí, áp suất lò hơi, các đồng hồ đo áp suất hoặc là cảm biến áp suất.
  • Mpa có quan hệ mật thiết với các đơn vị khác do đơn vị này được nằm cùng một hệ thống đo lường quốc tế.
  • Đơn vị Mpa được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp và xây dựng: nhà máy thép, điện, máy nén khí… Để đo những đơn vị áp suất phổ biến đo chất lỏng và chất khí.
  • Cách chuyển đổi đơn vị Mpa:
Bảng chuyển đổi đơn vị Mpa

Bảng chuyển đổi đơn vị Mpa

Đơn vị kPa

  • Đơn vị kPa hay còn được gọi là Kilopascal. kpa cũng được sử dụng rộng rãi ở châu Á, được dùng để mô tả áp suất không khí dưới khí quyển, áp suất không khí chệnh lệch thấp trong các hệ thống thông gió của những tòa nhà và còn được sử dụng trong đồng hồ đo áp suất.
  • Cách chuyển đổi đơn vị kPa:
Bảng chuyển đổi đơn vị Kpa

Bảng chuyển đổi đơn vị Kpa

Đơn vị Pa

  • Pa là ký hiệu của Pascal thuộc đơn vị đo áp suất trong hệ đo lường quốc tế (SI). Pa thể hiện lực của đơn vị Niu-tơn tác động vào bề mặt diện tích.
  • Với đơn vị này thường được sử dụng nhiều trong những ngành kỹ thuật, đặc biệt là các thiết bị dùng để đo áp suất như: đồng hồ đo áp suất, cảm biến đo áp suất,…
  • Cách chuyển đổi đơn vị Pa:
Bảng chuyển đổi đơn vị Pa

Bảng chuyển đổi đơn vị Pa

Công thức tính của từng loại áp suất

Công thức tính áp suất

Công thức tính áp suất

Như bạn đã biết thì mỗi loại áp suất đều có những đặc điểm, tính chất khác nhau. Do đó mà công thức tính của mỗi loại cũng khác nhau. Và các công thức được tính ở mỗi loại như sau:

Áp suất của chất rắn

Trong chất rắn thì áp suất thường xuất hiện khi chất rắn đo tạo ra lực và tác động lên một bề mặt diện tích nhất định. Nhưng áp suất của chất rắn chỉ tác dụng lên bề mặt tiếp xúc.

Loại này thì được sử dụng phổ biến trong ngành y tế, ngành thực phẩm. Còn trong các ngành xây dựng thì nó được như dụng như làm móng, đóng cọc.

Công thức tính áp suất chất rắn

Công thức tính áp suất chất rắn

Công thức tính như sau: P = F/S, trong đó:

  • P: áp suất của chất rắn, có các đơn vị đo là N/m2/ Pa/ Bar/ mmHg/ Psi
  • F: lực tác động vuông gốc lên bề mặt diện tích
  • S: diện tích của bề mặt đó

Áp suất chất khí và áp suất của chất lỏng

Sở dĩ gộp hai loại chất lại với nhau vì tính chất của hai loại áp suất này tương tự nhau. Áp suất của chất lỏng chính là dùng một lực đẩy của chất lỏng để có thể di chuyển được bên trong hệ thống đường ống. Và khi mà lực đẩy của dòng nước càng mạnh thì áp suất lúc đó sẽ lại càng cao và ngược lại. Các chất lỏng được kể ở đây có thể là nước hoặc dầu.

Còn đối với áp suất của chất khí thì nó cũng tương tự như vậy. Khi có luồng khí được cấp vào bên tròn đường ống thì nó sẽ tạo ra áp lực di chuyển. Tốc độ di chuyển càng cao thì áp suất càng lớn và ngược lại.

Cách tính áp suất chất khí và chất lỏng

Cách tính áp suất chất khí và chất lỏng

Công thức tính áp suất của chất lỏng, chất khí: P = d * h, trong đó:

  • P: áp suất tại đáy của chất lỏng hoặc chất khí (đơn vị Pa)
  • d: trọng lượng riêng chất loại, chất lỏng hoặc khí ( đơn vị là N/m2)
  • h: chiều cao của cột chất lỏng, chất khí (m)

Áp suất riêng phần

Là loại áp suất của một chất khí khi được hình phần trong phần hỗn hợp khí. Áp suất riêng phần được xuất hiện lần đầu tiên là trong định luật Dalton – “Tổng áp suất của hỗn hợp khí không phản ứng bằng tổng các áp suất từng phần của các khí riêng lẻ nếu xét hỗn hợp khí gồm nhiều chất khí không phản ứng với nhau”.

Công thức tính: pi = xi* p, trong đó:

  • Pi: là áp suất riêng phần của chất khí
  • Xi: phần mol xi của cấu tử i trong hỗn hợp khí cần tính
  • p: là áp suất toàn phần

Áp suất dư

Áp suất dư hay còn được gọi là áp suất tương đối. Là áp suất tại một điểm trong chất lỏng và chất khí, được xác định với dấu mốc là áp suất khí quyển của các khu lân cận xung quanh.

Công thức tính: Pd = P – Pa, trong đó: 

  • P: là áp suất tuyệt đối
  • pa: là áo suất khí quyển

Áp suất tuyệt đối

Được tạo từ khí quyển, xuất hiện với tổng áp suất. Cột chất lỏng sẽ tác động lên một điểm nào đó trong lòng của chất lỏng.  Loại áp suất này được xem là tiêu chuẩn so với môi trường chân không 100%. Được cộng từ hai áp suất: áp suất tương đối + áp suất khí quyển.

Công thức tính: p = pa + pd, trong đó:

  • p: áp suất khí quyển
  • pa: áp suất dư (hay là áp suất tương đối
  • pd: áp suất tuyệt đối

Các thiết bị đo áp suất được sử dụng phổ biến hiện nay.

Trên thị rường hiện này thì có rất nhiều đơn vị đo áp suất. Và nhiều môi trường, hệ thống cần sử dụng những thiết bị đo phổ biến nhằm đảm bảo xác định chính xác áp suất của từng thiết bị. Dưới đây, là một số thiết bị đo áp suất phổ biến được nhiều người sử dụng.

Đồng hồ đo áp suất cơ học

Đây là thiết bị phổ biến để đo áp suất cho những chất lỏng, khí, hơi,… Là thiết bị được lắp đặt trực tiếp với hệ thống. Trong đó, nó có các loại đồng hồ đo áp suất phổ biển:

  • Đồng hồ đo áp suất
  • Đồng hồ áp suất mặt bích
  • Đồng hồ đo áp suất chênh áp
  • Đồng hồ đo chênh áp có dầu
Đồng hồ đo áp suất cơ học

Đồng hồ đo áp suất cơ học

Cảm biến đo áp suất

Là thiết bị điện tử có nhiệm vụ thu tín hiệu áp suất để chuyển sang tín hiệu điện. Được sử dụng phổ biến trong các lĩnh vực liên quan về áp suất. Những môi trường mà con người khó có thể tiếp cận thì đồng hồ này có thể sử dụng được những vị trí khó. Máy được sử dụng phổ biến tại các nhà máy sản xuất. Để có thể thông báo tín hiệu, thực hiện điều khiển áp suất hợp lý.

Máy đo áp suất

Là thiết bị dùng để nhằm ghi lại các tín hiệu áp suất để chuyển thành tín hiệu điện. Sau đó thì nó được chuyển về bộ phận xử lý và cung cấp kết quả áp suất cho người đọc.

Máy đo áp suất có thiết kế nhỏ gọn, dễ sử dụng. Nó cung cấp kết quả nhanh chóng, đảm bảo sự đo áp suất là chính xác. Đặc biệt, các loại máy đo áp suất được kết hợp với tính năng hoạt động đa dạng.

Đồng hồ đo áp suất

Cảm biến áp suất kết hợp với đồng hồ điện từ

Là thiết bị được kết hợp với đồng hồ điện tử. Nó hiển thị kết quả đo áp suất dưới dạng số, nên người dùng có thể đọc được kết quả nhanh và chính xác. Giúp cho việc theo dõi, ghi chép và phân tích số liệu đo được dễ dàng hơn. 

Qua những thông tin ở trên thì ta có thể thấy được áp suất hay những đơn vị đo áp suất hiện nay chiếm một vai trò rất quan trọng. Khi hiểu thêm về áp suất thì bạn sẽ biết sử dụng những công dụng của áp suất đem lại trong từng trường hợp. Và công ty Tuấn Hưng Phát là địa chỉ uy tín, chất lượng để bạn không chỉ tìm đến để hiểu biết thêm về kiến thức, mà nó cung cấp cho bạn các dòng sản phẩm đồng hồ đo áp suất với nhiều mẫu mã khác nhau… Với sự chăm sóc khách hàng tận tình, chuyên nghiệp và trách nhiệm, công ty cam kết đáp ứng được mọi yêu cầu của quý khách.

Để có thể mua được đồng hồ đo áp suất hay những thiết bị liên quan khách, bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline bên dưới nhé!

Cập nhật vào

No Comments

Add your comment

Van Công Nghiệp

Phân Phối Độc Quyền Van Công Nghiệp WONIL HÀN QUỐC Và Van Điều Khiển KOSAPLUS KOREA - HAITIMA TAIWAN

Phụ Kiện Ống Nước

Cung Cấp Phụ Kiện Ống Thép - Ống Inox Tiêu Chuẩn Chất Lượng

Van Nước - Van Khí Nén

Sản Phẩm Đa Dạng Về Chủng Loại Từ Các Loại Van Nước Đến Van Khí Nén. Cam Kết Chất Lượng, Bảo Hành Chính Hãng!
Call Now Button