Công tắc áp suất nước là gì? Cấu tạo, nguyên lý và phân loại
Công tắc áp suất nước hay còn được gọi là rơ le áp suất nước. Sản phẩm được sử dụng phổ biến trong máy bơm nước. Vậy thiết bị này là gì? Có tầm quan trọng như thế nào trong đời sống cũng như hoạt động sản xuất công nghiệp? Để biết chi tiết về thiết bị, mời bạn đọc theo dõi bài chia sẻ dưới đây.
Công tắc áp suất nước là gì?
Công tắc áp suất nước là một thiết bị chuyên dụng được sử dụng để điều khiển bơm nước. Nó hoạt động như một rơ le áp suất có thể được đặt ngưỡng tác động.
Các rơ le áp suất nước cho máy bơm cơ bản có chức năng điều khiển thời điểm bắt đầu và kết thúc hoạt động của máy bơm. Cụ thể, công tắc áp suất là một thiết bị giám sát áp suất. Và kích hoạt tín hiệu đầu ra khi đạt đến ngưỡng áp suất đặt trước. Ngưỡng áp suất để mở và đóng công tắc được gọi là điểm đặt. Đa số các rơ le nước dân dụng có mức áp suất tối thiểu là 30 PSI và tối đa là 50 PSI.
Khi bơm hoạt động, nước được hút từ giếng hoặc hồ và đi qua thân bơm. Sau đó đi qua đường ống để đến hồ chứa. Trong quá trình này, áp suất được tạo ra từ bơm lên thành ống. Khi áp suất nước vượt quá ngưỡng cài đặt của công tắc, thiết bị sẽ ngay lập tức tác động đến bảng điều khiển và ngắt hoạt động của bơm. Mục đích của việc ngắt quá áp này là để bảo vệ đường ống khỏi sự vỡ. Hoặc giảm thiểu hư hỏng của máy bơm do áp suất cao gây ra.
Trên thị trường hiện nay, có nhiều loại công tắc áp lực được sử dụng phổ biến trong các hệ thống bơm nước, máy nén khí, hệ thống chữa cháy. Và hệ thống cấp và thoát nước trong các công trình xây dựng và các khu dân cư. Việc lựa chọn và sử dụng công tắc áp suất. Cũng như việc điều chỉnh chúng rất quan trọng và không phải ai cũng có thể làm được.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của công tắc áp suất nước
Cấu tạo của thiết bị bao gồm các bộ phận sau:
- Vít điều chỉnh: được sử dụng để điều chỉnh áp suất bằng cách thay đổi độ nén của lò xo. Bằng cách điều chỉnh vít, ngưỡng bật và ngưỡng tắt của công tắc có thể được điều chỉnh để phù hợp với các yêu cầu cụ thể.
- Màng ngăn: đóng vai trò là bộ phận chịu áp lực và phản ứng với sự thay đổi áp suất để điều khiển hành động của công tắc.
- Đòn bẩy: kết nối với màng ngăn và tác động lên tiếp điểm để mở hoặc đóng mạch điện.
- Tiếp điểm: điện trở hoặc dây kim loại được sử dụng để mở hoặc đóng mạch điện, tùy thuộc vào trạng thái hoạt động của công tắc.
Thông tin về phạm vi hoạt động của rơ le áp suất nước có thể được tìm thấy trên thân thiết bị hoặc trên vỏ hộp đi kèm. Tùy thuộc vào loại và ứng dụng cụ thể, công tắc áp suất nước có thể được làm bằng nhiều loại vật liệu khác nhau. Bao gồm acetal, đồng thau, silicon, lá kim loại, gốm, polycarbonate, thép mạ, polyester gia cường thủy tinh, polyvinyl clorua hoặc nhôm đúc.
Nguyên lý hoạt động của công tắc áp suất nước
Công tắc hoạt động theo cơ chế tương tự như hầu hết các loại công tắc áp suất khác. Nó bao gồm một bộ thu lực nhạy cảm với áp lực nhỏ. Hoạt động giống như một máy đo độ biến dạng, các tiếp điểm, pít-tông, màng ngăn, ống bourdon hoặc ống thổi. Nhận áp lực từ nước điều áp và hoạt động như một bộ chuyển đổi. Tạo ra tín hiệu như một chức năng của áp lực áp đặt.
Công tắc phụ thuộc vào áp lực nước để hoạt động. Sự thay đổi áp suất kích hoạt công tắc bởi áp lực nước. Áp lực nước tác động lên pít-tông và lò xo, lần lượt mở hoặc đóng các tiếp điểm. Các tiếp điểm nằm trong rơ le áp suất nước, đóng lại khi áp suất giảm. Mạch điện được nối kín, từ đó kích hoạt máy bơm. Khi đạt đến áp suất cài đặt, tiếp điểm mở ra, mạch điện được hở, làm ngắt bơm.
Thiết bị thường được kết nối với một hộp điều khiển bao gồm các rơ le. Để cấp nguồn và bảo vệ cho động cơ bơm được an toàn hơn.
Các loại công tắc áp suất nước hiện nay
Công tắc áp suất nước cho máy bơm
Công tắc áp suất cho máy bơm nước là một thành phần quan trọng của hệ thống máy bơm nước chuyên nghiệp. Dưới đây là một ví dụ để giúp hiểu rõ hơn:
Giả sử chúng ta có một hệ thống máy bơm nước lên bồn. Gồm có một motor bơm nước, đường ống nước, bồn chứa nước, rơ le áp suất nước và bảng điều khiển.
Khi máy bơm hoạt động bình thường, nước được hút từ giếng hoặc hồ thông qua thân bơm. Sau đó được đẩy lên bồn chứa nước thông qua đường ống. Trong quá trình hoạt động, áp suất nước được tạo ra từ máy bơm, tác động lên thành ống. Khi áp suất nước vượt qua ngưỡng cài đặt của rơ le áp suất nước, công tắc sẽ ngắt hoạt động của máy bơm thông qua bảng điều khiển. Mục đích của hoạt động ngắt máy bơm này là bảo vệ cho đường ống tránh vỡ do áp lực cao tác động. Hoặc bảo vệ máy bơm khỏi hư hỏng do áp suất cao gây ra. Ngưỡng áp suất được cài đặt tùy thuộc vào mức độ yêu cầu của từng hệ thống. Thường trong khoảng từ 30 đến 50 PSI.
Công tắc áp suất nước trong công nghiệp
Trong số các loại công tắc áp suất nước, hệ thống ống nước tiêu chuẩn thường sử dụng công tắc áp suất thấp từ 30 psi đến 50 psi. Tuy nhiên, nhiều ứng dụng trong công nghiệp, hệ thống cắt tia nước yêu cầu công tắc áp suất cao để duy trì áp lực cao từ 40.000 psi đến 100.000 psi.
Trong các ứng dụng áp suất cao, công tắc áp lực nước đóng vai trò như một biện pháp phòng ngừa an toàn để ngăn ngừa quá tải và nổ. Và đây là một cách thiết thực để điều tiết việc cung cấp nước. Rơ le áp suất nước cũng có thể được sử dụng để theo dõi và điều tiết nồi hơi công nghiệp. Giúp kiểm soát mực nước và giám sát nước thải để ngăn chặn tràn.
>>> Để hiểu rõ hơn về công tắc áp suất, bạn có thể tham khảo thêm: Công tắc áp suất máy nén khí
Lưu ý khi lựa chọn công tắc áp suất nước
- Xác định độ chính xác cần thiết cho việc đóng ngắt bơm hoặc đường ống. Hãy chọn ngưỡng áp suất thích hợp để đảm bảo hoạt động đúng và kịp thời.
- Xác định phạm vi áp suất hoạt động của hệ thống. Hãy chọn công tắc áp suất với ngưỡng áp suất phù hợp với phạm vi hoạt động của hệ thống.
- Xác định loại tín hiệu đầu ra cần thiết. Nếu muốn truyền tín hiệu đi xa hoặc tương thích với nhiều hệ thống điều khiển. Bạn có thể chọn công tắc áp suất với đầu ra 4-20Ma.
- Xác định loại nước cần đo. Các loại nước khác nhau có tính chất khác nhau. Vì vậy hãy chọn công tắc áp suất phù hợp với loại nước cần đo.
- Xem xét khả năng bù nhiệt độ của công tắc áp suất. Nếu hệ thống của bạn có thể thay đổi nhiệt độ. Bạn hãy chọn công tắc áp suất có khả năng bù nhiệt độ để đảm bảo độ chính xác.
- Xem xét khả năng điều chỉnh của công tắc áp suất. Nếu bạn cần điều chỉnh ngưỡng áp suất, hãy chọn công tắc áp suất có tính năng điều chỉnh.
- Xem xét điều kiện môi trường làm việc. Nếu môi trường làm việc của hệ thống của bạn có nhiệt độ cao hoặc ăn mòn cao. Vậy thì loại công tắc áp suất thích hợp có thể để đảm bảo độ bền và độ chính xác của thiết bị.
Ứng dụng của công tắc áp suất nước
Ứng dụng của công tắc áp suất nước rất đa dạng và phổ biến trong nhiều lĩnh vực liên quan đến nước. Chúng được sử dụng trong các ứng dụng như xử lý nước thải, thủy lực, đường ống, bể chứa, máy bơm, hồ bơi và nhiều hơn nữa.
Sản phẩm được thiết kế đặc biệt để cảnh báo, ngắt và điều khiển các quy trình. Và thiết bị khác nhau liên quan đến áp suất nước. Vì vậy, chúng hoạt động tốt trong mọi tình huống cần đo và điều chỉnh lưu lượng nước.
Sự tiến bộ của công nghệ công tắc áp suất đã làm cho chúng trở thành một phần không thể thiếu trong việc tạo ra các quy trình liên quan đến áp lực nước. Từ đó, tạo ra độ an toàn và đáng tin cậy.
Một số ứng dụng tiêu biểu mà chúng ta có thể biết đến như:
- Điều khiển máy bơm cho các ứng dụng xử lý nước, cấp nước và phân phối nước.
- Kiểm soát áp suất và giám sát áp suất dầu trong thủy lực công nghiệp và bảo vệ quá áp trong các dây chuyền xử lý.
- Kiểm soát xả cho hệ thống phun nước tự động.
- Điều khiển máy nén trong các ứng dụng khí nén.
Cách chọn công tắc áp suất nước chính hãng, phù hợp yêu cầu
Khi bạn có nhu cầu mua và lắp đặt một công tắc áp suất, cần tìm hiểu loại công tắc áp suất. Bạn có thể dựa vào dòng chảy, khí nén phù hợp với hệ thống đường ống. Và chi phí lắp đặt mà bạn đã đưa ra.
Để chọn được công tắc áp suất phù hợp với yêu cầu và mục đích sử dụng. Có một số tiêu chí cần lưu ý như sau:
- Áp suất hoạt động của hệ thống: Công tắc áp suất nước được sử dụng để bảo vệ đường ống không vượt quá ngưỡng áp suất max. Do đó, cần xác định áp suất hoạt động của hệ thống để chọn được công tắc phù hợp. Ví dụ, nếu bạn muốn duy trì áp suất trong đường ống là 6-10 bar. Cần chọn rơ le có dải đo áp suất phù hợp.
- Độ chính xác: Rơ le áp suất phải đáp ứng được độ chính xác yêu cầu. Độ chính xác này được xác định bằng độ chênh lệch giữa áp suất mà công tắc bật và áp suất mà công tắc tắt. Độ chênh lệch này được gọi là “Diff” và được tính bằng công thức: Diff = áp suất max – áp suất min. Ví dụ, nếu bạn muốn duy trì áp suất trong đường ống là 6-10 bar. Cần chọn công tắc có độ chênh lệch bằng 4 bar.
- Dải đo áp suất: Rơ le áp suất cần có dải đo áp suất phù hợp với áp suất hoạt động của hệ thống. Ví dụ, nếu áp suất hoạt động của hệ thống là từ 0-10 bar. Cần chọn công tắc áp suất có dải đo áp suất từ 0-10 bar.
Với những thông tin ở trên, chắc hẳn bạn đọc đã hiểu rõ hơn về sản phẩm. Thông qua bài viết ta có thể biết được công dụng của công tắc áp suất nước. Đây là thiết bị được sử dụng phổ biến trong hệ thống nước, hệ thống máy khí nén… Ngoài sản phẩm này, bạn có thể tham khảo thêm các loại van như: van bi, van cổng hoặc là đồng hồ đo. Để hỗ trợ hệ thống một cách tốt nhất.
Nếu bạn quan tâm đến sản phẩm, hãy liên hệ với vanphukien.com để nhân viên có thể hỗ trợ một cách tốt nhất.
Cập nhật vào
No Comments