Sự khác biệt giữa van bướm điện và van bướm khí nén

Rate this post

Van bướm điều khiển điện và khí nén là hai loại van bướm được sử dụng nhiều trong các hệ thống tự động hóa hoặc các môi trường khó vận hành bằng tay. Việc sử dụng 2 bộ truyền động khác nhau mang lại nhiều ưu điểm riêng biệt khi sử dụng. Cùng vanphukien khám phá các đặc điểm và sự khác biệt giữa van bướm điện và van bướm khí nén.

Đặc điểm Van bướm điều khiển điện

Van bướm điện là loại van bướm được lắp thêm motor điện để điều khiển van đóng mở tự động. Hiện nay loại van bướm này được ứng dụng trong rất nhiều đường ống để tiết kiệm chi phí vận hành.

Ưu điểm của van bướm điện

  • Có thể được điều khiển bằng nhiều điện áp khác nhau như dòng điện xoay chiều (AC) 380V hoặc dòng điện một chiều (DC) 24V
  • Với bộ điều khiển điện, có thể vận hành van từ xa thông qua hệ thống điều khiển tự động. Điều này giúp giảm sức lực vận hành của con người. Đồng thời đơn giản hóa vận hành, tăng hiệu quả.
  • Có thể điều chỉnh góc mở linh hoạt, chính xác nhờ vào bộ điều khiển tuyến tính và tín hiệu analog. Điều này phù hợp cho các ứng dụng cần tiết lưu dòng chảy.
  • Có lắp đặt thêm tay quay vô lăng để vận hành trong các sự cố mất điện.
  • Ứng dụng tốt trong các môi trường yêu cầu cao về tính năng, hiệu suất làm việc.
Van bướm điện Kosaplus có nhiều ưu điểm nổi bật

Van bướm điện Kosaplus có nhiều ưu điểm nổi bật

Hạn chế khi dùng van bướm điện từ

  • Thời gian đóng mở van lâu.
  • Phụ thuộc nguồn điện để hoạt động liên tục.
  • Có rủi ro cháy chập điện.

Xem thêm Hướng dẫn lắp đặt van bướm đơn giản, dễ hiểu

Đặc điểm Van bướm điều khiển khí nén

Van bướm khí nén bao gồm bộ truyền động khí nén và thân van bướm. Van bướm khí nén là loại van khí nén sử dụng một tấm bướm hình tròn quay theo thân van để đóng mở.

Ưu điểm của van bướm khí nén

  • Van bướm khí nén có độ tin cậy cao vì cấu trúc đơn giản, ít bộ phận chuyển động, giảm nguy cơ hỏng hóc.
  • Kích thước nhỏ, trọng lượng nhẹ nên giảm tối ưu tải trọng trên đường ống.
  • Van bướm đóng mở bằng khí nén có thể làm việc trong các đường ống áp suất lớn.
  • Độ an toàn cao nhờ vào việc sử dụng bộ khí nén, không lo cháy chập.
Van bướm khí nén Kosaplus giúp gia tăng hiệu quả hoạt động của hệ thống tự động hóa

Van bướm khí nén Kosaplus giúp gia tăng hiệu quả hoạt động của hệ thống tự động hóa

Hạn chế khi dùng van bướm đóng mở bằng khí nén

  • Loại van bướm này hạn chế trong việc điều khiển chính xác dòng chảy.
  • Cần sử dụng hệ thống khí nén, thiết bị lọc khí,… nên yêu cầu chuyên môn kỹ thuật cao.
  • Không có bộ điều khiển cơ nên khi gặp sự cố mất điện là ngừng hoạt động.

Điểm khác biệt giữa van bướm điện và van bướm khí nén

Về cơ bản, hai loại van bướm này có nhiều đặc điểm khác nhau do bộ điều khiển. Với phần thân van bướm cơ, bạn có thể lựa chọn cùng thông số để thấy rõ được sự khác biệt này. Bảng dưới đây thể hiện sự khác biệt giữa van bướm điện và khí nén.

Van bướm điệnVan bướm khí nén
Nguồn năng lượngĐiệnKhí nén
Thời gian điều khiểnChậm hơnNhanh hơn
Đặc điểm đường ốngCác chất lỏng trong đường ống có kích thước lớnChất lỏng và khí trong đường ống có kích thước nhỏ
Độ chính xácCao hơnThấp hơn
Yêu cầu bảo trìCao hơnThấp hơn
Yếu tố môi trườngKhông thích hợp trong môi trường ẩm ướtCần tránh nguồn không khí có hơi ẩm, bụi bẩn
Độ an toànCó nguy cơ chập điện, cháy nổAn toan hơn, cần nguồn cung cấp không khí ổn định

Cụ thể một số khía cạnh so sánh được trình bày như sau:

Thiết bị truyền động

Van bướm khí nén sử dụng nguồn khí nén cung cấp làm nguồn điện. Loại van này có cấu trúc đơn giản, ít hỏng hóc nên tuổi thọ cao. Thông thường, van bướm đóng mở bằng khí nén được ứng dụng trong các ngành khí đốt, hóa chất hoặc các đường ống công nghiệp cần chống cháy nổ.

Van bướm điện từ sử dụng nguồn điện áp một chiều hoặc xoay chiều để điều khiển van đóng hoặc mở. Loại van này được lắp đặt thêm vô lăng tay quay để vận hành trong các trường hợp mất điện. 

Hiệu suất làm việc

Van bướm điện có khả năng điều khiển chính xác dòng chảy, bao gồm cả việc tiết lưu dòng lưu chất. Nhờ vậy mà van bướm motor điện mang lại hiệu suất năng lượng tốt hơn.

Trái lại, van bướm khí nén phụ thuộc vào tính chất của bộ khí nén nên hiệu suất kém hơn và tiêu tốn năng lượng nhiều hơn.

Tốc độ đóng mở

Van bướm khí nén có tốc độ gần như tức thì, chỉ mất 1-3s để hoàn thành chu trình. Trong khi đó, van bướm điện cần thời gian dài hơn để đóng hoặc mở van.

Van bướm điện từ Haitima có thời gian đóng mở dài hơn van khí nén

Van bướm điện từ Haitima có thời gian đóng mở dài hơn van khí nén

Chi phí

Cấu trúc của bộ điều khiển điện phức tạp hơn bộ điều khiển khí nén. Vậy nên giá van bướm điện cao hơn van bướm khí.

Tính ứng dụng

Van bướm điện từ được sử dụng nhiều trong các ứng dụng đòi hỏi sự chính xác cao như công nghiệp hóa chất, xử lý nước,… Còn van bướm khí nén lại là lựa chọn cho những hệ thống đòi hỏi chi phí thấp, khả năng chịu áp suất tốt. Điển hình trong các hệ thống xử lý chất thải, điều hòa không khí, đường ống dẫn khí than, khí dễ cháy,…

Như vậy, van bướm điện và khí nén có các đặc điểm khác nhau cùng một số điểm nổi bật. Việc lựa chọn loại van nào phụ thuộc vào yêu cầu của hệ thống, ngân sách,… Hy vọng bài viết có thể giúp bạn lựa chọn giữa hai loại van này. Hoặc bạn có thể liên hệ với Vanphukien khi có nhu cầu để được tư vấn, hỗ trợ.

 

Tham khảo thêm: 

Cập nhật vào

Add your comment

Van Công Nghiệp

Phân Phối Độc Quyền Van Công Nghiệp WONIL HÀN QUỐC Và Van Điều Khiển KOSAPLUS KOREA - HAITIMA TAIWAN

Phụ Kiện Ống Nước

Cung Cấp Phụ Kiện Ống Thép - Ống Inox Tiêu Chuẩn Chất Lượng

Van Nước - Van Khí Nén

Sản Phẩm Đa Dạng Về Chủng Loại Từ Các Loại Van Nước Đến Van Khí Nén. Cam Kết Chất Lượng, Bảo Hành Chính Hãng!
Call Now Button