Van bướm và van một chiều: Ưu nhược điểm và các điểm khác biệt

Rate this post

Van bướm và van một chiều đều được sử dụng trong hệ thống đường ống nhưng chúng phục vụ các chức năng khác nhau. Van bướm kiểm soát dòng chất lỏng, trong khi van một chiều ngăn chặn dòng chảy ngược. Để hiểu rõ hơn về 2 loại van này, dưới đây Vanphukien chia sẻ ưu nhược điểm từng loại van. Qua đó tổng hợp các điểm khác biệt giữa van bướm và van một chiều.

Ưu và nhược điểm của van bướm

Van bướm có thiết kế đĩa tròn để điều khiển dòng lưu chất trong đường ống. Đĩa van được đặt vuông góc với đường dẫn dòng chảy khi đóng và khi mở, nó xoay quanh trục 90 độ để cho lưu chất đi qua. Loại van này được sử dụng trong nhiều đường ống công nghiệp bởi kích thước đa dạng, tiết kiệm chi phí.

Đặc điểm của van bướm

Đặc điểm của van bướm

Xem thêm: Sự khác nhau giữa van bướm điện và van bướm khí nén

Lợi ích khi sử dụng van bướm

  • Khả năng kiểm soát dòng chảy chính xác và có thể tiết lưu dòng chảy bằng cách thay đổi góc mở đĩa van.
  • Dễ dàng lắp đặt nên rất phổ biến trong các hệ thống công nghiệp.
  • Gây sụt giảm áp suất thấp, cho phép lưu chất đi qua mà không mất năng lượng đáng kể.
  • Khả năng chống ăn mòn cao, là lựa chọn lý tưởng cho các lưu chất ăn mòn.
  • Ít yêu cầu bảo trì.
  • Tiết kiệm chi phí bởi cấu tạo đơn giản, gọn nhẹ nên rẻ hơn nhiều loại van công nghiệp khác.

Hạn chế khi dùng van bướm

  • Không dùng cho các ứng dụng áp suất quá cao vì dễ hư hỏng van và tiềm ẩn nguy hiểm về an toàn.
  • Đối với các dòng van bướm sử dụng gioăng làm kín bị giới hạn về nhiệt độ. Khi nhiệt độ cao dẫn đến sự biến dạng của gioăng và ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của van.
  • Không phù hợp cho yêu cầu kiểm soát chính xác tốc độ dòng chảy.
  • Có thể bị tắc nghẽn khi lưu chất có cặn bẩn, hạt,…

Tham khảo thêm Cách khắc phục các lỗi thường gặp ở van bướm

Ưu nhược điểm của van một chiều

Van một chiều chỉ cho phép chất lỏng chảy theo một hướng và ngăn chặn dòng chảy ngược. Điều này giúp bảo vệ thiết bị khỏi hư hỏng và hạn chế hiện tượng búa nước. Loại van này được ứng dụng nhiều trong các hệ thống cần ngăn chặn dòng chảy ngược. Điển hình là hệ thống ống nước, máy bơm, máy nén,….

Đặc điểm của van bướm một chiều

Đặc điểm của van bướm một chiều

Chúng có nhiều kiểu dáng khác nhau như van một chiều dạng bi, van một chiều dạng màng, van một chiều dạng xoay,…

Lợi ích khi sử dụng van một chiều trong công nghiệp

  • Khả năng ngăn chặn dòng chảy ngược có thể làm hỏng thiết bị, gây gián đoạn quy trình.
  • Ngăn chặn thay đổi đột ngột về áp suất do mất điện, hỏng thiết bị, thay đổi hướng dòng chảy.
  • Giảm hiện tượng búa nước. Hiện tượng đặc trưng khi áp suất tăng cao do dòng chảy bị dừng, hoặc chuyển hướng đột ngột.
  • Thích hợp cho các ứng dụng áp suất cao. Van một chiều được thiết kế để chịu được áp suất cao. Vậy nên chúng trở nên lý tưởng để sử dụng trong các ứng dụng mà việc giảm áp suất là quan trọng.
  • Nhiều loại vật liệu: Van một chiều có sẵn với nhiều loại vật liệu. Bao gồm đồng thau, thép không gỉ, PVC và các loại vật liệu khác. Vì vậy có thể sử dụng loại van này cho nhiều loại môi trường khác nhau.

Hạn chế khi sử dụng van một chiều

  • Van một chiều không thể điều chỉnh tốc độ dòng chảy. Vì vậy có thể gây ra sự cố trong các đường ống yêu cầu kiểm soát dòng chảy.
  • Bắt buộc lắp đặt đúng cách, nếu không van không thể ngăn dòng chảy ngược. Từ đó có thể gây hư hỏng van hoặc nhiễm bẩn chất lỏng.
  • Yêu cầu bảo trì cao do một số loại có thiết kế và cơ chế hoạt động phức tạp. Ví dụ van một chiều dạng bi có thể yêu cầu vệ sinh thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn.
  • Có nguy cơ hỏng hóc khi bị tắc, kẹt. Khi van không đóng đúng cách dễ dẫn đến dòng chảy ngược, gây nên hiện tượng búa nước.
  • Không phù hợp sử dụng cho các lưu chất có tính ăn mòn cao.

Tìm hiểu thêm Van một chiều là gì? Ký hiệu và nguyên lý van một chiều

Sự khác biệt giữa van bướm và van một chiều

Như đã trình bày ở trên, mỗi loại van đều có những ưu và nhược điểm riêng. Tuy nhiên, cùng so sánh những khía cạnh dưới đây để thấy sự khác biệt giữa van bướm và van một chiều.

  1. Chức năng: Van bướm được sử dụng để điều chỉnh chất lỏng trong đường ống và chất lỏng có thể chảy cả 2 chiều. Trong khi đó, van một chiều được thiết kế để ngăn dòng chảy ngược.
  2. Thiết kế: Thân van bướm có đầu vào và đầu ra và một đĩa quay quanh trục để đóng hoặc mở van. Phần thân van một chiều cũng có đầu vào và đầu ra nhưng chỉ cho phép chất lỏng chảy theo một hướng. Đồng thời ngăn lưu chất chảy theo hướng ngược lại.
  3. Kiểm soát dòng chảy: Van bướm có khả năng kiểm soát dòng chảy tốt nhờ vào thiết kế đóng mở của đĩa van. Còn van một chiều có chức năng chính là ngăn dòng chảy ngược nên không thể kiểm soát lưu chất.
  4. Áp suất: Van một chiều thường được ứng dụng trong các đường ống có áp suất cao hơn van bướm.
  5. Bảo trì: Van bướm yêu cầu bảo trì nhiều hơn van một chiều do thiết kế và bộ phận chuyển động phức tạp hơn.

Tóm lại, cả hai loại van đều có những ưu và nhược điểm riêng trong đường ống công nghiệp. Van một chiều ngăn chặn dòng chảy ngược và cần bảo trì tối thiểu. Trong khi đó van bướm lại cung cấp khả năng kiểm soát tốt, giảm áp suất thấp và chống ăn mòn tốt. Vậy nên việc lựa chọn loại van nào cho hệ thống cần phụ thuộc vào yêu cầu và nhu cầu sử dụng. Nếu bạn còn băn khoăn, có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn thêm.

 

Tham khảo thêm:

Add your comment

Van Công Nghiệp

Phân Phối Độc Quyền Van Công Nghiệp WONIL HÀN QUỐC Và Van Điều Khiển KOSAPLUS KOREA - HAITIMA TAIWAN

Phụ Kiện Ống Nước

Cung Cấp Phụ Kiện Ống Thép - Ống Inox Tiêu Chuẩn Chất Lượng

Van Nước - Van Khí Nén

Sản Phẩm Đa Dạng Về Chủng Loại Từ Các Loại Van Nước Đến Van Khí Nén. Cam Kết Chất Lượng, Bảo Hành Chính Hãng!
Call Now Button