Van giảm áp
Mô tả
Trong quá trình sử dụng, chắc hẳn nhiều khách hàng sẽ thấy đầu ra của hệ thống thường có áp suất rất cao. Vì vậy, để lưu chất có thể di chuyển đến nhiều thiết bị tốt nhất thì áp suất tại vị trí đó cần nhỏ hơn áp suất ban đầu. Để thực hiện điều này, người ta sẽ sử dụng đến thiết bị có tên là “van giảm áp”. Vậy van giảm áp là gì? Chúng có đặc điểm và ứng dụng như thế nào trong PCCC. Cùng Vanphukien khám phá trong bài viết dưới đây nhé.
Giới thiệu van giảm áp
Van giảm áp hay còn được gọi là van điều áp, van ổn áp, van điều tiết áp suất. Van có tên tiếng Anh đầy đủ là Pressure reducing valve. Đây là thiết bị cơ khí được sử dụng để lắp đặt lên hệ thống đường ống. Mục đích chính là giảm áp suất đầu vào của hệ thống xuống một giá trị áp suất nhỏ hơn mong muốn. Từ đó giúp cho các lưu chất có thể truyền đi một cách dễ dàng đến với các thiết bị khác nhau mà không bị chênh lệch nhiều.
Dòng van này thường được chế tạo từ hợp kim như: gang, đồng, thép hoặc là inox… Và tùy thuộc theo nhu cầu sử dụng cũng như chi phí đầu tư mà ta lựa chọn sản phẩm phù hợp.
Nhờ các đặc tính trên nên van được lắp đặt trong các nhà máy nén khí, các đường ống dẫn nước, ngành khai thác mỏ… Chúng được sử dụng phổ biến trong hệ thống PCCC và được gọi là van chữa cháy.
Tìm hiểu thêm Van góc chữa cháy
Định mức áp suất của van giảm áp là gì?
Khi dòng lưu chất được đưa vào hệ thống và các tác động bên trong ống cũng như tốc độ dòng chảy sẽ tạo ra một áp suất cao. Từ đó khiến cho áp lực dòng chảy tăng lên và cao hơn cả áp suất đầu vào.
Tuy nhiên, khi ở một mức nào đó thì nó sẽ đòi hỏi hệ thống phải phân chia lưu chất vào từng nhánh hoặc là các thiết bị khác nhau. Ở mỗi nhánh sẽ có những loại áp suất khác nhau và thông thường đều thấp hơn áp suất của ống. Vì vậy, người ta thường gắn vào ống một van điều áp để tạo ra được áp suất định mức. Điều này đảm bảo áp suất đầu ra của những nhánh này tương thích và không chênh lệch quá nhiều.
Khi đi qua van, áp suất của lưu chất ở mức cao hay thấp đều bị biến đổi về áp suất định mức. Nó cũng tùy theo con số mà người vận hành mong muốn. Loại này có thể điều chỉnh cho cả van giảm tác động trực tiếp hoặc gián tiếp.
Thông số kỹ thuật của van điều áp
- Kích thước lắp đặt trong hệ thống: DN15 cho đến DN300
- Chất liệu chế tạo: đồng, gang hoặc thép
- Chất liệu chế tạo gioăng làm kín: cao su, teflon hoặc EPDM
- Hoạt động trong áp suất làm việc: 10bar, 16bar hoặc 25bar
- Mức nhiệt độ làm việc thích hợp: từ 0 cho đến 180 độ C
- Dạng lắp đặt trong hệ thống: lắp ren hoặc lắp bích
- Hoạt động ở môi trường: khí, nước, đường ống dẫn hóa chất, hơi hoặc dung dịch…
Cấu tạo của van giảm áp
Van điều áp có nhiều loại cấu tạo và hình dạng khác nhau. Tuy nhiên, theo nguyên lý hoạt động, van điều áp được phân loại ra làm 2 loại chính. Đó là van giảm tác động trực tiếp (Direct Operated Pressure Reducing valve) và van giảm tác động gián tiếp (Indirect Operated Pressure Reducing valve).
Van giảm tác động trực tiếp
Van giảm tác động trực tiếp là dòng van khi lắp đặt vào hệ thống ống nước, áp lực sẽ được giảm ngay tại đầu ra của van.
Ưu điểm chính là làm việc ổn định, van chỉnh nhạy. Tuy nhiên van bị hạn chế về kích cỡ đường ống đến 4 inch. Nếu đường ống lớn hơn không thể sử dụng loại van giảm áp hơi nước trực tiếp này.
Ngoài ra, sau một thời gian van dễ bị cặn bẩn bám lại ở bề mặt. Điều này sẽ gây cản trở và khiến cho áp lực đi qua nhiều hơn.
- Thân van: Được xem là bộ phận quan trọng nhất, có nhiệm vụ chứa đựng và bảo vệ các thành phần bên trong van. Được kết nối với hệ thống thông qua dạng lắp bích hoặc lắp ren. Tạo ra một sự liên kết chặt chẽ với nắp van tạo thành một khối hoàn chỉnh.
- Nắp van: Được liên kết trực tiếp với thân van. Đồng thời cách ly hoàn toàn các bộ phận bên trong với bên ngoài. Chức năng chính là không cho lưu chất trào ngược trong quá trình vận chuyển.
- Lò xo áp lực van: Bao gồm lò xo điều chỉnh và lò xo van chính.
- Trục van: Được lắp đặt bên trong thân van và được kết nối với đĩa van. Nhiệm vụ chính là nhận lực từ tay vặn rồi truyền lực xuống đĩa van và làm cho đĩa van hoạt động.
- Đĩa van: Được cố định với trục van và có nhiều hình dạng khác nhau như: dạng bóng, dạng đĩa chốt hoặc dạng nón,… Khi được tác động, đĩa van sẽ chuyển động nâng lên hạ xuống. Điều này giúp giảm áp suất cho hệ thống. Đĩa van được làm từ chất liệu thép không gỉ nên đảm bảo độ bền cho van điều áp.
- Tay quay: Thường dùng vít điều chỉnh, nhiệm vụ chính là điều chỉnh áp lực đầu ra cho van.
- Nắp đáy: Được liên kết với thân van thông qua các mối ren, lắp bích, tạo ra sự tiện lợi cho việc tháo lắp van và thuận tiện trong việc bảo dưỡng, sửa chữa khi có sự cố.
Van giảm tác động gián tiếp
Van giảm tác động gián tiếp điều chỉnh áp lực thông qua van pilot nhỏ. So với van trực tiếp, loại gián tiếp có nhiều ưu điểm hơn. Loại này có cấu tạo vững chắc, kích thước đường ống lớn và khả năng chịu lực tốt. Vì vậy sử dụng được trong môi trường hệ thống cấp thoát nước hoặc đường ống dẫn dầu khí. Tuy nhiên, giá loại van này cao và lắp đặt phức tạp.
- Van chính: Chính là nơi thân van và đĩa van chính hoạt động. Được kết nối trực tiếp với ống. Chức năng chính là điều chỉnh áp lực dòng chảy đầu ra và đầu vào của van.
- Vít điều chỉnh: Đây chính là nơi điều chỉnh áp suất đầu ra của van.
- Lò xo điều chỉnh: Khi thực hiện hành động điều chỉnh thì vít điều chỉnh sẽ tác động lên lò xo và truyền tín hiệu đến bộ điều khiển.
- Bộ điều chỉnh: Bộ điều chỉnh tự động và đây cũng là nơi nhận tín hiệu của áp suất đầu ra. Nhiệm vụ chính là điều chỉnh áp suất tác động đến đĩa van. Và tạo nên sự cân bằng giữa áp suất trong van và áp suất đầu ra của van.
- Bộ điều khiển: Chi tiết này có nhiệm vụ vô cùng quan trọng, tác động trực tiếp lên lò xo của van chính. Điều này giúp điều chỉnh độ mở của van chính. Từ đó, giúp tăng hoặc giảm áp suất đầu ra để lưu chất có thể lưu thông một cách dễ dàng đến các thiết bị khác mà không có sự chênh lệch.
Nguyên lý hoạt động của van giảm áp
Ở mỗi loại có những cấu tạo khác nhau nên van giảm tác động trực tiếp và gián tiếp cũng có nguyên lý hoạt động khác nhau. Tuy nhiên, chúng có điểm chung là điều chỉnh áp suất dựa vào độ nén của lò xo điều chỉnh. Theo dõi nguyên lý van điều chỉnh áp suất dưới đây.
Nguyên lý hoạt động của van giảm áp tác động trực tiếp
Khi ở trạng thái bình thường, van mở hoàn toàn, độ rộng của cửa van sẽ thiết lập bằng vít điều chỉnh. Điều này sẽ tác động trực tiếp đến lò xo van và chỉ cần tăng hoặc giảm độ nén của lò xo để tăng – giảm. Áp suất định mức sẽ luôn ở giữa cho giá trị của áp suất đầu ra được ổn định và không có sự thay đổi.
- Tăng áp suất đầu ra của van: Chỉ cần thực hiện vặn vít theo chiều kim đồng hồ. Lò xo van bị tác động dẫn đến độ nén tăng. Hành động này sẽ làm giảm khẩu độ trực tiếp của van chính, tăng khe hở giữa ghế van và đĩa van. Lưu lượng dòng chảy của lưu chất van chính tăng. Và từ đó, làm tăng áp suất đầu ra của van.
- Giảm áp suất đầu ra của van: Người vận hành chỉ cần vặn vít theo chiều ngược lại kim đồng hồ để độ nén lò xo giảm. Điều đó sẽ làm cho khe hở giữa ghế van và đĩa van hẹp lại. Lưu lượng dòng chảy của lưu chất qua van sẽ giảm. Từ đó, làm giảm áp suất đầu ra của van.
Nguyên lý hoạt động của van giảm áp gián tiếp
Đối với loại này sẽ có sự khác nhau, chỉ cần điều chỉnh sao cho cân bằng giữa áp suất đầu ra và áp suất tác động lên màng van chính. Sau đó thì thiết lập độ mở lớn, nhỏ của van chính và đạt được áp suất mong muốn.
- Tăng áp suất đầu ra: Vặn vít theo chiều quay của kim đồng hồ. Điều này sẽ tạo nên momen xoắn tác động đến lò xo làm cho độ nén lò xo tăng lên. Bằng cách này, khẩu độ của van điều chỉnh được mở rộng, làm giảm áp lực lên màng van chính. Giúp mở rộng khe hở giữa ghế van và đĩa van. Từ đó, lưu lượng dòng chảy đi qua van chính sẽ tăng hơn, làm tăng áp suất đầu ra của van.
- Giảm áp suất đầu ra: Vặn vít theo chiều ngược lại kim đồng hồ để giảm độ nén của lò xo. Lực nén lò xo giảm, khẩu độ của van điều chỉnh sẽ nhỏ lại, áp lực lên màng van chính tăng lên làm khe hở giữa ghế van và đĩa van hẹp lại. Lưu lượng dòng chảy đi qua van chính giảm sẽ làm giảm đi áp suất đầu ra của van.
Các hệ thống lắp đặt van giảm áp
- Ứng dụng trong hệ thống khí nén: Được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp để thực hiện việc thổi sạch, chạy công cụ hỗ trợ và bơm lốp xe, túi khí… Tác dụng chính là đảm bảo rằng các khoang chứa áp lực không bao giờ đạt đến mức độ nguy hiểm và cho phép người dùng điều chỉnh áp lực một cách phù hợp.
- Ứng dụng trong thiết bị thủy: Lắp đặt trong hệ thống xử lý nước trong công nghiệp, hệ thống truyền dẫn nước, nhiên liệu trong tàu thủy, hệ thống ống dẫn dầu…
- Ứng dụng trong ngành chế biến thực phẩm: Tất cả nồi áp suất đều có một van điều áp, van xả áp lực…
Cách điều chỉnh áp suất đầu ra của van giảm áp
Van điều áp sử dụng cho nước khi xuất xưởng được cài đặt áp đầu ra mặc là 3-5bar. Nếu cần thay đổi áp lực đầu ra của van giảm áp, cần thực hiện theo các bước sau:
- Đóng tất cả các loại van lại, vòi lắp đặt sau van điều áp trước khi tiến hành điều chỉnh áp lực đầu ra của van.
- Để giúp cho việc điều chỉnh áp lực đầu ra của van điều áp dễ dàng nên lắp thêm một đồng hồ đo áp lực ở đầu ra của van. Việc lắp đồng hồ áp lực sẽ giúp điều chỉnh áp lực đầu ra theo mong muốn dễ dàng hơn.
- Sau đó, tiến hành tháo nắp chụp bảo vệ. Dùng cơ lê để nới lỏng ốc hãm.
- Sau đó, dùng tua vít 2 cạnh hoặc là lục lăng để điều chỉnh vặn xuôi theo chiều kim đồng hồ. Để có thể tăng áp suất đầu ra hoặc vặn ngược chiều kim đồng hồ đẻ có thể giảm áp suất đầu ra.
- Khi áp đầu ra đạt đến giá trị mong muốn thì vặn ốc để hãm lại.
- Cuối cùng, đậy nắp chụp bảo vệ.
Một số loại van giảm áp thông dụng trên thị trường
Phân loại theo môi trường sử dụng
Đối với môi trường sử dụng thì được phân ra làm 3 loại:
Van giảm áp nước
Van giảm áp nước sử dụng nhiều trong hệ thống đường ống cấp nước công dụng lẫn dân dụng. Loại van này có công dụng là giảm áp lực và giúp ổn định áp lực đầu ra. Và bảo vệ an toàn cho đường ống cấp nước. Để tránh áp lực nước trong các đường ống tăng cao cần sử dụng van điều áp. Giúp điều chỉnh và cần bằng áp lực nước đầu ra.
Van điều áp hơi nóng
Van điều áp hơi nóng chuyên sử dụng cho hệ thống lò hơi, nồi hơi. Hoặc các hệ thống sấy trong ngành chế biến thực phẩm. Được lắp đặt trong nhà máy cao su. Dùng hơi nóng đúng áp lực và nhiệt độ để lưu hóa sản phẩm. Khi sử dụng sản phẩm để điều chỉnh và duy trì sự ổn định của áp suất đầu ra theo một mức nào đó nhất định.
Van điều áp khí nén
Van điều áp khí nén được sử dụng để điều chỉnh áp suất khí nhằm đảm bảo độ ổn định mức áp suất hoạt động của thiết bị và máy móc trong hệ thống khí nén. Vì vậy, van chỉnh áp khí nén được xem là công cụ hỗ trợ đắc lực của máy nén khí. Và chuyển sử dụng điều chỉnh giảm áp, giới hạn áp lực đầu ra của hệ thống đường ống dẫn khí nén cho những thiết bị cần sử dụng khí nén để hoạt động.
Phân loại theo phương thức kết nối
Kiểu nối ren
Loại này thường được lắp đặt trong các đường ống nhỏ và có kích thước từ DN50 trở xuống. Khu sử dụng kết nối với hệ thống bằng các khớp ren nên khâu lắp đặt khá đơn giản. Loại này vô cùng tiện dụng và sử dụng ở nhiều môi trường khác nhau. Tuy nhiên, khả năng chịu áp lực tương đối thấp nên chỉ cần phù hợp với hệ thống nhỏ.
Kiểu mặt bích
Mặt bích sử dụng cho các hệ thống đường ống từ DN40 cho đến DN300. Và được sản xuất theo tiêu chuẩn ANSI, JIS, BS, DIN. Kiểu mặt bích có khả năng làm kín tốt hơn loại lắp ren và tránh được tình trạng rò rỉ. Có khả năng chịu được áp lực cao và làm được trong nhiều điều kiện khắc nghiệt.
Địa chỉ cung cấp van giảm áp chính hãng, chất lượng
Hiện tại, công ty THP đang phân phối dòng van giảm áp với nhiều kích thước lắp đặt cũng như chất liệu khác nhau. Hơn hết, sản phẩm được nhập khẩu từ các nước nổi tiếng trên thế giới.
Tại THP, sản phẩm được cam kết về chất lượng cũng như giá thành được đảm bảo tốt nhất. Kèm theo đó là chế độ bảo hành lâu dài, cung cấp đầy đủ giấy tờ. Và hỗ trợ vận chuyển, hướng dẫn lắp đặt.
Ngoài ra, trong PCCC cũng sử dụng các loại van cửa tín hiệu điện, van báo động, van xả tràn,… Để nhận được báo giá chính xác về sản phẩm, quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua hotline hiển thị bên dưới.Chúng tôi sẽ hỗ trợ một cách tốt nhất.
Cập nhật vào
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.