Hệ thống bơm phòng cháy chữa cháy là gì? Cấu tạo và nguyên lý làm việc

Rate this post

Xã hội ngày càng phát triển, việc phòng cháy chữa cháy lại càng được quan tâm và chú trọng nhiều hơn. Tại các tòa nhà cao tầng, khu chung cư, dân cư hay những nơi tập trung nhiều người qua lại, việc lắp đặt hệ thống máy bơm phòng cháy chữa cháy chuyên nghiệp làm điều cần được quan tâm. Bởi nó đảm bảo tính an toàn cho cả người dân lẫn tài sản. Phổ biến nhất hiện nay vẫn là hệ thống các dòng máy bơm chữa cháy được thiết kế theo dạng tự động hoặc bán tự động. Cụ thể về hệ thống này là gì? Cùng vanphukien tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu về hệ thống bơm phòng cháy chữa cháy

Hệ thống bơm phòng cháy chữa cháy là gì?

Hệ thống bơm chữa cháy là một giải pháp quan trọng trong việc phòng cháy chữa cháy và cứu hộ khẩn cấp, được yêu cầu bắt buộc đối với các cơ sở sản xuất và kinh doanh. Tùy thuộc vào quy mô và điều kiện của cơ sở, hệ thống PCCC sẽ có công suất khác nhau. Tuy nhiên, một hệ thống bơm chữa cháy cần phải có các thành phần cơ bản như dưới đây.

Hiện các thiết bị thường có trong hệ thống bơm phòng cháy chữa cháy đang được THP phân phối hàng chính hãng. Cam kết hàng đảm bảo chất lượng, chính hãng với giá thành phải chăng. Đồng thời, cũng hỗ trợ tư vấn lắp đặt đúng kỹ thuật nhằm mang đến hiệu quả tốt nhất.

Cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống bơm phòng cháy chữa cháy 

Cấu tạo của hệ thống bơm chữa cháy

Hệ thống bơm chữa cháy thường bao gồm:

  • Một bơm chữa cháy chính: Thường là bơm điện được sử dụng để đảm bảo áp suất và lưu lượng nước chữa cháy đủ để khống chế đám cháy.
  • Một bơm dự phòng có công suất tương đương chạy bằng xăng hoặc dầu diesel. Hoặc sử dụng nguồn điện nếu có nguồn phát dự phòng. Nếu bị mất điện hoặc bơm chính gặp sự cố, bơm dự phòng sẽ được kích hoạt để thay thế.
  • Một bơm bù áp, được sử dụng để duy trì áp suất đường ống chữa cháy. Bơm bù áp hoạt động khi hệ thống đường ống mất áp suất do lý do nào đó. Tuy nhiên, trong chế độ chữa cháy, bơm bù áp sẽ ngừng hoạt động.
  • Tủ điều khiển điện, tổng hợp các thiết bị điều khiển hoạt động của các bơm. Tủ điều khiển nhận tín hiệu áp suất từ hệ thống đường ống thông qua công tắc áp suất hoặc cảm biến áp suất. Sau đó phân phối tín hiệu để điều khiển hoạt động của các bơm. Nó cũng giám sát tình trạng và báo hiệu cho hệ thống.

Nguyên lý làm việc của hệ thống bơm chữa cháy

Nguyên lý làm việc của hệ thống bơm chữa cháy

Đối với hệ thống máy bơm PCCC hiện đang có 3 nguyên lý hoạt động cơ bản đó là: chế độ hoạt động bằng tay, chế độ vận hành tự động và chế độ cưỡng bức. Cụ thể là:

Chế độ vận hành bằng tay (MAN)

Có thể áp dụng chế độ hoạt động này chỉ trong trường hợp kiểm tra hệ thống hoặc thử nghiệm. Chế độ khởi động bằng tay cho phép bất kỳ máy bơm nào được khởi động. Bằng cách nhấn nút khởi động hoặc nút dừng trên tủ điều khiển hệ thống bơm.

Chế độ hoạt động tự động (AUTO)

Chế độ tự động là chế độ hoạt động và dừng của hệ thống bơm được điều khiển hoàn toàn tự động mà không có sự can thiệp của con người. Chế độ này được áp dụng khi hệ thống đã hoàn thiện và sẵn sàng cho vận hành liên tục. Khi đặt ở chế độ tự động, các thiết bị sẽ được cài đặt và hoạt động như sau:

  • Bơm bù sẽ dừng khi áp lực trên đường ống đạt tới 15% áp lực duy trì.
  • Khi áp lực trên đường ống giảm thấp hơn ít nhất 1 Bar so với áp lực tắt bơm. Bơm bù sẽ được khởi động.

Chẳng hạn: Chế độ hoạt động của hệ thống bơm được cấu hình theo các quy định sau đây. Chế độ tự động được áp dụng khi hệ thống đã hoàn thiện và được vận hành liên tục mà không có sự can thiệp của con người. Bơm bù sẽ dừng lại khi áp lực trên đường ống đạt tới 15% áp lực duy trì. 

Nếu áp lực đường ống giảm thấp hơn ít nhất 1 Bar so với áp lực tắt bơm. Bơm bù sẽ được khởi động. Ví dụ: Nếu áp lực duy trì trên đường ống là 10 Bar, thì khi bơm bù đạt đến áp lực 10,15 Bar, bơm sẽ dừng lại. Khi áp lực đường ống nhỏ hơn 9,15 Bar, bơm bù sẽ được khởi động.

Bơm chính sẽ khởi động lại khi áp lực trên đường ống thấp hơn áp lực khởi động của bơm bù ít nhất 0,5 Bar (Mức áp suất này có thể điều chỉnh tùy theo tình huống). Bơm dự phòng sẽ khởi động lại khi áp lực trên đường ống thấp hơn áp lực khởi động của bơm chính ít nhất 1 Bar (Mức áp suất này cũng có thể điều chỉnh tùy theo tình huống).

Đối với hệ thống bơm PCCC chỉ có một đường nước cấp từ bơm. Khi bơm chính và bơm dự phòng hoạt động, việc dừng bơm chỉ có thể được thực hiện bởi người sử dụng bằng nút nhấn trên tủ điều khiển. Hoặc hệ thống sẽ tự động tắt bơm sau khi bơm đã chạy ít nhất 10 phút kể từ khi nhận được tín hiệu chạy và áp lực trên đường ống cao hơn áp lực duy trì.

Chế độ cưỡng bức

Trong trường hợp xảy ra sự cố khi quá trình điều khiển bơm không thể được thực hiện tự động hoặc thông qua các nút nhấn trên tủ điều khiển. Cần phải sử dụng khởi động cưỡng bức. Khởi động cưỡng bức này sẽ ép tiếp điểm chính của khởi động. Từ đóng cấp điện vào bơm (đối với bơm điện) hoặc cấp điện trực tiếp vào rơ le đề để động cơ Diesel khởi động (đối với bơm Diesel).

Hướng dẫn lắp đặt hệ thống bơm phòng cháy chữa cháy

Hướng dẫn lắp đặt hệ thống bơm phòng cháy chữa cháy

Quy trình lắp đặt

Để đảm bảo an toàn tuyệt đối trong cuộc sống và hoạt động kinh doanh khi xảy ra tình huống cháy nổ không mong muốn. Cần tuân thủ những yêu cầu sau đây để có được hệ thống phòng cháy chữa cháy hoàn hảo:

Với khâu vận chuyển và vị trí lắp đặt máy bơm PCCC

Về khâu vận chuyển

Để đảm bảo an toàn cho quá trình vận chuyển máy bơm từ nơi này đến nơi khác. Cần sử dụng dây cáp có khả năng chịu tải trọng tối thiểu gấp đôi trọng lượng của máy.

Bơm phải được cố định vào hai ống thép có đường kính 40 mm trở lên, xuyên qua bốn lỗ được thiết kế ở chân máy bơm. Khi vận chuyển, việc giữ trọng tâm cân đối là yếu tố quan trọng nhất. Để tránh va chạm gây hư hỏng cho các bộ phận của máy. Do đó, cần đảm bảo sự cân bằng cho máy bơm suốt quá trình vận chuyển.

Về vị trí lắp đặt máy bơm PCCC

Để đảm bảo hiệu quả chữa cháy và tránh xảy ra sự cố trong quá trình vận hành. Việc đặt máy bơm PCCC cần tuân thủ các yêu cầu sau:

  • Vị trí đặt máy bơm cần gần nguồn nước để đảm bảo lưu lượng nước đầy đủ trong mọi thời điểm sử dụng. Ngoài ra, vị trí cần được thiết kế thông thoáng, rộng rãi để dễ dàng cho việc bảo dưỡng và sửa chữa sau này.
  • Nền bệ đặt máy bơm PCCC cần được làm từ bê tông mác 300 gia cường thép chịu lực bên trong. Để đảm bảo độ bền vững và chịu được tải trọng của máy bơm khi đặt lên trên bệ.
  • Trong quá trình vận chuyển, máy bơm cần được sử dụng dây cáp chịu được lực tải trọng tối thiểu gấp đôi trọng lượng của máy để đảm bảo an toàn. Bơm cần được móc vào 2 ống thép với đường kính 40 mm trở lên xuyên qua 4 lỗ. Được thiết kế ở chân máy bơm để tránh xảy ra va chạm gây hư hỏng các bộ phận. Trọng tâm cần được cân bằng để tránh sự cố trong quá trình vận chuyển.

Lắp đặt thiết bị và linh kiện trên máy bơm PCCC

Ống hút và đẩy nước

Khi lắp đặt hệ thống đường ống hút và đẩy cho máy bơm PCCC, các thiết bị cần được lắp đặt theo hướng dẫn của nhà sản xuất bao gồm: van một chiều, ống mồi nước, van chặn, bộ giảm chấn. 

Và đầu ống hút cần được trang bị bộ lọc rác để ngăn tạp chất từ đáy hồ nước vào cánh bơm và gây hư hỏng. Khoảng cách tối thiểu của bộ lọc rác tới đáy hồ là 300mm. Khoảng cách từ bộ lọc rác đến thành hồ là 400mm. Hơn nữa, chiều sâu từ bộ lọc rác tới đầu bơm không được vượt quá 4500mm.

Ống bô thổi khí thải

Tùy thuộc vào từng vị trí lắp đặt ông bô thổi khí ở trong hay ngoài. Từ đó, cần sử dụng đến các dụng cụ hỗ trợ kèm theo.

Một số lưu ý trong quá trình lắp đặt

Một số lưu ý trong quá trình lắp đặt

Trong quá trình thi công hệ thống PCCC, ngoài việc tuân thủ các hướng dẫn của nhà sản xuất. Cần lưu ý những điểm sau đây để đảm bảo hiệu suất hoạt động cao nhất cho hệ thống:

  • Đảm bảo đường kính ống nước phù hợp với đường kính đầu hút và đẩy của máy bơm. Các đầu nối phải được lắp đặt kín để tránh rò rỉ nước.
  • Làm việc với điện cần được thực hiện cẩn thận để tránh tai nạn chập điện, cháy nổ.
  • Kiểm tra hệ thống PCCC trước khi sử dụng và đảm bảo có giấy chứng nhận phương tiện phòng cháy chữa cháy.

Việc lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy là một công việc rất phức tạp. Chúng yêu cầu chuyên môn kỹ thuật cao. Vì vậy, để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho công trình, cần tìm kiếm đến những đơn vị hoặc nhà phân phối đáng tin cậy. Nhằm được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất. Bên cạnh đó, việc lựa chọn những sản phẩm chất lượng và có nguồn gốc đáng tin cậy cũng rất quan trọng.

Quy trình vận hành của hệ thống bơm phòng cháy chữa cháy

Quy trình vận hành của hệ thống bơm phòng cháy chữa cháy

Quy trình vận hành hệ thống bơm chữa cháy được hướng dẫn rõ ràng trong các tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy. Dưới đây là các bước chính của quy trình này:

a, Kiểm tra hệ thống bơm chữa cháy trước khi khởi động: Bước này rất quan trọng và cần thiết. Chúng ta sẽ kiểm tra các phần như:

  • Kiểm tra tình trạng bên ngoài của bơm bao gồm khớp nối bơm và độ đồng trục.
  • Kiểm tra hệ thống điện bao gồm: các mối nối điện, điểm tiếp xúc và đo điện áp các pha.
  • Kiểm tra chiều hoạt động của máy bơm chữa cháy.
  • Kiểm tra các thiết bị điện trong tủ điều khiển. Từ đó, đảm bảo rằng chúng đã được đấu dây chắc chắn và đúng sơ đồ.
  • Kiểm tra tình trạng và trạng thái của các van.

b, Khởi động bơm chữa cháy: Sau khi kiểm tra, sẽ khởi động bơm chữa cháy bằng cách đặt chế độ điều khiển bơm ở các chế độ:

  • Chế độ thủ công: Chế độ này được sử dụng để kiểm tra máy hoặc khi hệ thống điều khiển tự động bị hỏng. Trong chế độ này, bơm hoạt động với công suất tối đa không phụ thuộc vào áp lực đường ống, mà chỉ phụ thuộc vào áp lực của bơm.
  • Chế độ tự động: Để khởi động chế độ này, người sử dụng chuyển tất cả các công tắc trên tủ điều khiển về vị trí AUTO. Sau đó, cài đặt các áp lực cần thiết để bơm hoạt động tự động.

c, Khởi động bơm bù áp: Bơm bù áp được sử dụng để tăng áp lực trên đường ống khi áp suất. Nhằm giảm do rò rỉ hoặc sự cố cháy xảy ra. Bơm này có hai chế độ hoạt động:

  • Chế độ hoạt động thủ công.
  • Chế độ hoạt động tự động.

d, Khởi động bơm dự phòng: Đây là loại bơm hoạt động bằng động cơ diesel được sử dụng khi nguồn điện chính bị mất. Bơm dự phòng và bơm chính đều được bố trí để sẵn sàng hoạt động. Thời gian để bơm dự phòng hoạt động đầy tải không được vượt quá 15 giây (đối với loại bơm diesel).

e, Theo dõi áp lực đường ống: Khi bơm chạy, ta sẽ theo dõi áp lực đường ống để đảm bảo nó đủ mạnh để đưa nước tới nguồn lửa.

f, Điều chỉnh áp lực đường ống: Nếu áp lực đường ống quá cao hoặc quá thấp, chúng ta sẽ điều chỉnh bằng cách thay đổi van hoặc thay đổi áp lực bơm.

g, Dừng bơm chữa cháy: Khi đã dập tắt đám cháy, sẽ dừng bơm chữa cháy bằng cách đặt chế độ điều khiển bơm ở vị trí “Tắt”.

h, Chế độ vận hành và bảo dưỡng bơm: Bơm và các thiết bị liên quan cần được kiểm tra, vận hành và bảo dưỡng định kỳ mỗi tuần.

Để nắm bắt chi tiết về quy trình vận hành này, các bạn có thể tham khảo thêm các tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy mới nhất do Bộ Công An ban hành.

Cách bảo trì, bảo dưỡng hệ thống bơm phòng cháy chữa cháy

Cách bảo trì, bảo dưỡng hệ thống bơm phòng cháy chữa cháy

Cách kiểm tra hệ thống bơm

Để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả hoạt động của hệ thống bơm chữa cháy. Khi kiểm tra nên được thực hiện bởi những người có chuyên môn và tuân thủ theo quy định về PCCC của cơ quan Nhà Nước. Để thực hiện kiểm tra đúng cách, chúng ta cần tham khảo các quy chuẩn và bản vẽ thiết kế hệ thống bơm chữa cháy của công trình.

Các bước kiểm tra hệ thống bơm chữa cháy bao gồm:

  • Kiểm tra tổng quan bên ngoài hệ thống để phát hiện các vấn đề về khớp nối, độ đồng trục và các phần khác.
  • Kiểm tra các bộ phận bơm và motor bao gồm bơm chính, bơm phụ và bơm bù áp.
  • Kiểm tra đường ống và các đầu vòi để đảm bảo chúng đang hoạt động tốt và không bị rò rỉ.
  • Kiểm tra hoạt động của tủ điều khiển và các thiết bị điện khác để đảm bảo chúng đang được đấu dây chắc chắn và đúng với sơ đồ.

Bảo trì, bảo dưỡng hệ thống bơm chữa cháy

Việc bảo trì hệ thống bơm chữa cháy là nhiệm vụ cần thiết của người phụ trách vận hành hệ thống. Chúng đáp ứng yêu cầu tối thiểu mỗi tuần một lần. Việc bảo trì nhằm đảm bảo rằng khi cần thiết, hệ thống PCCC sẽ hoạt động tốt. Đồng thời đáp ứng tốt các yêu cầu chữa cháy theo thiết kế của hệ thống.

Theo quy định của Thông tư 52 và TCVN 5738/2001, hệ thống PCCC cần được bảo trì một lần trong năm. Bảo trì kiểm tra định kỳ bình chữa cháy ba tháng/lần cho nhà máy, cơ quan, xí nghiệp và sáu tháng/lần cho đơn vị có nghiệp vụ và năng lực thực hiện bảo trì hệ thống phòng cháy chữa cháy.

Các hoạt động kiểm tra bao gồm các bước sau đây:

  • Kiểm tra trung tâm điều khiển báo cháy và bình ắc quy.
  • Kiểm tra bình chữa cháy.
  • Kiểm tra bảo dưỡng các thiết bị báo cháy.
  • Kiểm tra hệ thống máy bơm chữa cháy…

Bài viết trên đã cung cấp một cái nhìn tổng quan về hệ thống bơm chữa cháy. Tuấn Hưng Phát  hiện đang cung cấp các loại bơm chuyên dụng cho hệ thống PCCC xuất xứ từ EU, Hàn Quốc, Trung Quốc. Nếu bạn cần tư vấn về hệ thống, hoặc cần lắp đặt, bảo trì và bảo dưỡng hệ thống bơm chữa cháy, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.

0/5 (0 Reviews)

Add your comment

Van Công Nghiệp

Phân Phối Độc Quyền Van Công Nghiệp WONIL HÀN QUỐC Và Van Điều Khiển KOSAPLUS KOREA - HAITIMA TAIWAN

Phụ Kiện Ống Nước

Cung Cấp Phụ Kiện Ống Thép - Ống Inox Tiêu Chuẩn Chất Lượng

Van Nước - Van Khí Nén

Sản Phẩm Đa Dạng Về Chủng Loại Từ Các Loại Van Nước Đến Van Khí Nén. Cam Kết Chất Lượng, Bảo Hành Chính Hãng!
Call Now Button