4 kiểu kết nối van bướm với đường ống – Kiểu kết nối nào phổ biến nhất?
Van bướm có thể kết nối với đường ống bằng nhiều cách khác nhau. Mỗi kiểu kết nối sẽ có đặc điểm riêng khi sử dụng trong các đường ống công nghiệp. Theo dõi bài viết để khám phá 4 cách kết nối van bướm với đường ống. Đồng thời tìm ra đâu là kiểu kết nối được sử dụng phổ biến nhất.
Van bướm kết nối kiểu wafer
Kết nối wafer là kiểu kết nối khá phổ biến với các dòng van bướm. Đây được coi là kiểu kết nối đơn giản và tiết kiệm nhất. Với thiết kế phân thân tròn và mỏng dẹp, van bướm wafer lắp đặt một cách nhanh chóng, chắc chắn. Không chỉ vậy, thiết kế này giúp nó phù hợp với các đường ống có ít không gian lắp đặt.
Van bướm wafer thường được thiết kế với một số tai bích ở phía trên hoặc dưới thân van. Tuy nhiên, thực tế, van được lắp đặt bằng cách chèn thân van giữa hai mặt bích. Van bướm wafer không cần quá nhiều kết nối giữa van và mặt bích.
Trong quá trình lắp đặt, thân van được đặt giữa hai mặt bích của ống, với cửa van ở vị trí mở tương ứng với dòng chảy của chất lỏng. Sau đó, người thợ lắp đặt sẽ sử dụng bu lông để kẹp chặt van giữa hai mặt bích. Cần đảm bảo rằng van không bị rung lắc, di chuyển hoặc rò rỉ chất lỏng trong quá trình vận hành. Điều này không chỉ giúp tăng tính ổn định của hệ thống và giảm thiểu rủi ro.
Đặc biệt, van bướm wafer có thể kết nối với bất kỳ tiêu chuẩn mặt bích nào. Vậy nên, kiểu lắp đặt wafer khá phổ biến trong các đường ống công nghiệp.
Xem thêm Cách lựa chọn mặt bích cho van bướm
Van bướm kết nối kiểu mặt bích
Van bướm kết nối mặt bích là kiểu lắp đặt phổ biến được áp dụng cho các dòng van công nghiệp có kích thước vừa và lớn. Kích thước thường từ DN50 trở lên, giúp đảm bảo tính chắc chắn và khả năng chịu được áp lực cao.
Các mặt bích thường được đúc trực tiếp trên thân van, tại vị trí kết nối của van. Thông thường, mỗi loại mặt bích sẽ tuân theo một tiêu chuẩn nhất định như JIS, DIN, ANSI, BS… Các tiêu chuẩn này được sử dụng rộng rãi, đảm bảo rằng các mặt bích tuân thủ kích thước, độ dày và số lỗ bu lông chuẩn. Từ đó giúp việc lựa chọn mặt bích phù hợp với hệ thống trở nên dễ dàng hơn.
Trên viền của mặt bích có các lỗ bu lông được thiết kế để khi lắp đặt, người ta có thể lồng bu lông qua các lỗ trên mặt bích của van và mặt bích của ống, sau đó vặn siết để đảm bảo mối nối chắc chắn.
Van bướm kết nối mặt bích giúp quá trình lắp đặt trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn. Đồng thời tránh được tình trạng rung lắc và rò rỉ chất lỏng trong quá trình sử dụng. Mặt bích cũng thuận tiện khi tháo lắp, tạo điều kiện cho việc bảo trì và sửa chữa.
Van bướm kết nối kiểu lug
Van bướm kết nối kiểu lug với đường ống thông qua các tai bích xung quanh thân van. Mỗi tai bích được thiết kế dạng vấu ren để luồn bulong qua khi lắp đặt vào đường ống. Loại van này đòi hỏi lắp đặt đúng với tiêu chuẩn mặt bích của đường ống, giống van bướm mặt bích.
Đối với kiểu kết nối này, bạn không cần sử dụng tới đai ốc và khi sửa chữa không cần ngắt hoạt động của cả hệ thống. Bởi van bướm lug được kết nối với đường ống thông qua các bulong luồn qua các vấu ren. Khi tháo 1 bên để sửa chữa hoặc thay thế đều không ảnh hưởng tới bên còn lại.
Vậy nên kiểu kết nối này rất thuận tiện khi sửa chữa, bảo trì. Các thiết bị này thường được lắp đặt trong những hệ thống đặc thù và yêu cầu đặc biệt, nhằm đảm bảo khả năng ổn định cho toàn bộ hệ thống.
Van bướm kết nối kiểu clamp
Với kiểu kết nối Clamp, bạn sẽ thường bắt gặp ở loại van bướm vi sinh. Với kiểu kết nối này, khi lắp đặt chỉ cần sử dụng đai ốc để kẹp chặt hai vòng đệm lại với nhau, đảm bảo độ kín.
Loại kết nối này có ưu điểm nổi bật là kích thước nhỏ, trọng lượng nhẹ và dễ lắp đặt vào đường ống. Thông thường, loại kết nối này sử dụng cho các đường ống kích thước nhỏ. Một số hệ thống ứng dụng van bướm vi sinh như thực phẩm, dược phẩm, hệ thống vi sinh,…
Sự linh hoạt và hiệu quả của phương pháp kết nối này đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự an toàn và vệ sinh cho quá trình sản xuất và vận hành của các hệ thống công nghiệp.
Bạn có thể tham khảo thêm Các loại van bướm vi sinh trong công nghiệp
Kiểu kết nối nào của van bướm là phổ biến nhất?
Trong 4 kiểu kết nối nêu trên, kết nối wafer và mặt bích là 2 kiểu kết nối phổ biến hơn cả. Để xác định loại kết nối nào phổ biến nhất thì tùy thuộc vào các ứng dụng, yêu cầu của đường ống.
Thông thường, van bướm mặt bích được sử dụng phổ biến bởi tính linh hoạt, dễ lắp đặt. Đặc biệt, loại kết nối này có thể sử dụng cho các hệ thống có áp suất cao, cho phép bảo trì hay thay thế mà không cần ngừng toàn bộ hệ thống.
Không chỉ vậy, van bướm mặt bích mang lại độ kín tốt hơn, thời gian ngừng hoạt động ở mức tối thiểu. Vậy nên van mặt bích được lựa chọn nhiều trong các ứng dụng công nghiệp. Các hệ thống ứng dụng như hệ thống sản xuất, dầu khí, xử lý nước và nhiều ngành công nghiệp khác.
Tuy nhiên, đối với các hệ thống cần tiết kiệm chi phí, không gian cũng như lắp đặt nhanh chóng thì kết nối wafer lại được sử dụng nhiều hơn. Loại này có chi phí rẻ hơn, lắp đặt dễ dàng với bất kỳ tiêu chuẩn mặt bích nào. Vậy nên van bướm wafer cũng rất phổ biến.
Suy cho cùng, việc lựa chọn kết nối nào phụ thuộc vào đặc tính và ngân sách của hệ thống. Dựa trên các đặc điểm đó, khách hàng có thể đưa ra lựa chọn kiểu kết nối phù hợp nhất cho đường ống, hệ thống của mình. Nếu bạn còn băn khoăn hay có bất kỳ thắc mắc nào cho bài viết này, hãy để lại bình luận bên dưới cho chúng tôi. Chắc chắn bạn sẽ được giải đáp một cách nhanh chóng nhất.
Tham khảo thêm:
Cập nhật vào