So sánh van bi và van bướm – Ưu nhược điểm từng van

Rate this post

Van bi và van bướm đều là 2 loại van công nghiệp phổ biến với chi phí thấp, đa dạng chất liệu, kích thước. Vì vậy, để quyết định nên chọn van bi hay van bướm cho đường ống, chúng ta có thể nhìn tổng quan những ưu và nhược điểm của 2 loại van này. Qua đó so sánh van bi và van bướm trên nhiều khía cạnh khác nhau để lựa chọn sản phẩm phù hợp. Khám phá ngay những nội dung này để đưa ra quyết định thông minh hơn khi chọn lựa loại van phù hợp cho ứng dụng của mình.

Ưu nhược điểm của van bi và van bướm

Trước tiên, chúng ta cùng xem những ưu, nhược điểm của van bi và van bướm khi sử dụng trong đường ống.

Ưu nhược điểm của van bi

Van bi là một trong những loại van công nghiệp được sử dụng rộng rãi trong đường ống. Và tất nhiên, mỗi loại van đều có những ưu và nhược điểm riêng. Khám phá ngay ưu nhược điểm của van bi:

Ưu điểm của van bi:

  • Thời gian đóng mở nhanh chóng, giúp kiểm soát luồng chất lỏng hoặc khí một cách hiệu quả.
  • Thiết kế để chịu được áp lực cao, phù hợp với môi trường có áp suất lớn.
  • Vật liệu chế tạo có độ bền cao và ít bị ăn mòn như thép không gỉ, đồng, inox,…
  • Giá thành thấp và dễ lắp đặt so với một số loại van khác.
Hình ảnh van bi inox mặt bích tại Tuấn Hưng Phát

Hình ảnh van bi inox mặt bích tại Tuấn Hưng Phát

Nhược điểm của van bi:

  • Khó tìm kiếm những kích thước lớn từ DN300 trên thị trường.
  • Trong một số ứng dụng, khi áp suất giảm, luồng chất lỏng có thể tạo ra hiện tượng rung lắc. Điều này gây ra tiếng ồn và ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của van bi.
  • Khó khăn trong việc kiểm tra và bảo trì các bộ phận bên trong do sản phẩm được đúc nguyên khối, không tháo lắp được.
  • Van bi có thể có nguy cơ rò rỉ do việc mài mòn trục trong quá trình sử dụng kéo dài.
  • Không thể sử dụng cho các môi trường dạng bột, sệt,…

Ưu nhược điểm của van bướm

Van bướm là một loại van thông dụng trong các ứng dụng công nghiệp và hệ thống đường ống. Bạn có thể xem những ưu nhược điểm của van bướm được liệt kê dưới đây:

Ưu điểm của van bướm:

  • Thiết kế nhẹ và nhỏ gọn, giúp việc lắp đặt và vận chuyển dễ dàng hơn.
  • Thời gian đóng mở nhanh, giảm thiểu thời gian hoạt động và tiết kiệm năng lượng.
  • Ít bị tắc nghẽn và ăn mòn do cấu tạo đơn giản.
  • Sử dụng đa dạng trong các môi trường nước, gas, dầu,..
  • Kết nối dễ dàng với các mặt bích tiêu chuẩn khác nhau.
Hình ảnh van bướm inox tay quay Wonil tại kho THP

Hình ảnh van bướm inox tay quay Wonil tại kho THP

Nhược điểm của van bướm:

  • Van bướm có thể có hạn chế về áp lực và nhiệt độ làm việc so với một số loại van khác.
  • So với van cổng, van bướm thường có khả năng điều chỉnh lưu lượng kém hơn.
  • Van bướm chỉ có kết nối lắp bích với đường ống, không có nối ren.
  • Những đường ống kích thước nhỏ DN50 trở xuống (trừ van inox vi sinh) không có trên thị trường.

So sánh van bi và van bướm

Có thể thấy rằng, xét trên nhiều khía cạnh, van bi và van bướm tương đồng nhau. Tuy nhiên, tính ứng dụng thực tiễn đòi hỏi nhiều hơn về hiệu suất, chi phí,… Vậy nên cùng xem những điểm giống và khác nhau của 2 loại van này nhé.

Điểm giống nhau giữa van bi và van bướm

  • Đều có thiết kế cho phép thao tác đóng mở nhanh chóng. Từ đó kiểm soát luồng chất lỏng hoặc khí một cách hiệu quả.
  • Đều được làm từ một trong các vật liệu inox, gang, nhựa, thép,… và phổ biến với kiểu lắp bích.
  • Đều có bộ truyền động cơ hoặc điều khiển và được sử dụng trong các môi trường nước, hơi, khí,..

Sự khác nhau giữa van bi và van bướm

Dưới đây là một số điểm khác nhau quan trọng giữa van bi và van bướm:

  • Về cấu tạo: Van bi sử dụng viên bi để điều khiển dòng chất qua van, thiết kế phức tạp hơn. Trong khi đó, van bướm có cánh bướm dẹt, nhỏ gọn.
  • Về khả năng kiểm soát lưu lượng: van bi có khả năng điều tiết lưu lượng chính xác và tốt hơn van bướm.
  • Về kích thước, trọng lượng: van bi thường có trọng lượng nặng và cồng kềnh hơn, chiếm nhiều diện tích khi lắp đặt và vận chuyển.
  • Về giá thành: van bướm có giá thấp hơn van bi.
  • Về áp suất làm việc: van bi có thể chịu được môi trường áp suất cao hơn van bướm.

Như vậy, dựa vào những điểm so sánh van bi và van bướm có thể giúp bạn lựa chọn sản phẩm van phù hợp với đường ống của dự án.

Nên chọn van bi hay van bướm cho đường ống?

Để quyết định được nên lựa chọn van bướm hay van bi thì loại van đó phải đáp ứng các yêu cầu cụ thể của hệ thống như:

  • Yêu cầu ứng dụng cụ thể.
  • Kích thước và không gian lắp đặt.
  • Ngân sách và chi phí bảo trì.
  • Môi trường làm việc.
  • Tính linh hoạt trong điều chỉnh lưu lượng.
Van bướm có giá thành rẻ, đa dạng chất liệu và dễ lắp đặt

Van bướm có giá thành rẻ, đa dạng chất liệu và dễ lắp đặt

Dựa vào những yếu tố trên, bạn có thể dễ dàng đưa ra quyết định nên lựa chọn van bi hay van bướm cho đường ống của mình. Và tốt hơn hết là tham khảo ý kiến từ chuyên gia trong lĩnh vực này.

Chúng tôi với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực van công nghiệp, sẵn sàng tư vấn cho bạn mọi lúc. Hiện tại chúng tôi cung cấp các sản phẩm van bi, van bướm với nhiều kích thước, chất liệu khác nhau. Với tồn kho số lượng lớn, có thể dễ dàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, các sản phẩm mà chúng tôi cung cấp đều được đảm bảo chất lượng trước khi tiến hành vận chuyển. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn, giải đáp thắc mắc về các sản phẩm này.

 

Xem thêm:

0/5 (0 Reviews)

Add your comment

Van Công Nghiệp

Phân Phối Độc Quyền Van Công Nghiệp WONIL HÀN QUỐC Và Van Điều Khiển KOSAPLUS KOREA - HAITIMA TAIWAN

Phụ Kiện Ống Nước

Cung Cấp Phụ Kiện Ống Thép - Ống Inox Tiêu Chuẩn Chất Lượng

Van Nước - Van Khí Nén

Sản Phẩm Đa Dạng Về Chủng Loại Từ Các Loại Van Nước Đến Van Khí Nén. Cam Kết Chất Lượng, Bảo Hành Chính Hãng!
Call Now Button