So sánh van cổng và van bi – Có bao nhiêu điểm khác biệt?
Van cổng và van bi là hai loại van điều khiển dòng chảy được sử dụng phổ biến trên thị trường. Chúng thường được sử dụng để ngăn chặn dòng chảy của chất lỏng và khí. Mặc dù chúng được sử dụng trong các trường hợp tương tự nhau nhưng có một số khác biệt giữa hai loại van này. Cùng Vanphukien khám phá về sự khác biệt giữa van cổng và van bi. Thông qua đó có thể lựa chọn loại van thích hợp cho đường ống của mình.
Đôi nét về van cổng và van bi trong công nghiệp
Đầu tiên, chúng ta cùng xem lại một số điểm nổi bật của van cổng cũng như van bi. Qua đó có thể so sánh về cấu tạo, tính ứng dụng của 2 loại van này trong công nghiệp.
Tổng quan về van cổng
Trước tiên cùng tìm hiểu Van cổng là gì? Đây là một loại van công nghiệp có thiết kế đĩa van nâng lên hạ xuống như cánh cửa. Vậy nên nó có tên gọi là van cổng hoặc van cửa. Thiết kế này cho phép các dòng chảy qua van một cách dễ dàng hơn khi van mở. Bởi khi van mở, các bộ phận của van cửa không nằm trong dòng môi chất nên không gây cản trở dòng chảy. Vậy nên van cổng không được sử dụng để điều chỉnh dòng chảy – chúng được thiết kế để mở hoàn toàn hoặc đóng hoàn toàn.
Thời gian đóng mở của van cổng chậm hơn van một phần tư (van bi). Vì van cửa yêu cầu quay nhiều hơn 360° để thay đổi vị trí của đĩa van. Trong khi đó, van bi chỉ cần quay 90° để chuyển từ mở sang đóng hoặc ngược lại. Vậy nên van cổng không phải là lựa chọn tốt nhất cho ứng dụng yêu cầu đóng/mở nhanh và hoạt động thường xuyên. Van cổng thường được tích hợp tay quay, bộ điều khiển điện hoặc khí nén để vận hành van.
Tổng quan về van bi
Nhắc tới van bi thì điểm nổi bật đó là bi van được thiết kế dạng cầu rỗng. Đây là bộ phận được sử dụng để ngăn chặn hoặc cho phép dòng chảy đi qua van. Van bi được làm từ inox, có độ bền cao và có khả năng chống ăn mòn tốt. Vậy nên van bi được ứng dụng trong nhiều môi trường làm việc khác nhau. Tuy nhiên, van bi không được sử dụng cho mục đích điều tiết dòng chảy. Bởi áp lực trong đường ống dễ làm hỏng bi van.
Bộ truyền động phổ biến của van bi là tay gạt, điều khiển điện hoặc khí nén. Van bi tay gạt được sử dụng phổ biến cho những đường ống có kích thước nhỏ. Khi van mở, phần tay gạt song song với đường ống. Còn khi tay gạt vuông góc với đường ống thì van đóng hoàn toàn. Loại van này còn có tên gọi là van một phần tư vì chỉ cần quay 90 độ là có thể đóng/mở van dễ dàng. Thông qua tay gạt có thể dễ dàng nhận biết được góc mở của bi van trong đường ống.
Van bi được thiết kế với nhiều lỗ mở hay còn gọi là cổng. Van bi hai chiều có hai cổng và được sử dụng để điều khiển đóng/mở cơ bản. Ngoài ra còn có các loại van bi nhiều cổng được sử dụng trong các ứng dụng cần chuyển hướng dòng chảy theo các hướng khác nhau hoặc có thể yêu cầu nhiều nguồn phương tiện.
Có thể thấy rằng, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hai loại van này khác nhau. Van bi có lẽ là lựa chọn tốt hơn do khả năng đóng/mở nhanh. Bên cạnh đó, độ bền của van bi cũng cao hơn khi ứng dụng trong các hệ thống công nghiệp.
Xem thêm: Sự khác nhau giữa van cổng và van cầu
Sự khác biệt giữa van cổng và van bi
Van cổng và van bi khác nhau về cấu tạo nhưng vẫn có những ứng dụng tương tự nhau. Bên cạnh đó mục đích sử dụng chính của hai loại van này là cho phép hoặc ngăn dòng lưu chất đi qua van. Cả hai loại van đều không được sử dụng với mục đích điều tiết dòng chảy.
Tuy nhiên, mỗi loại van đều có những đặc điểm riêng, tạo nên sự khác biệt giữa van cổng và van bi.
- Sự khác nhau về cấu tạo: Van cổng có đĩa van được nâng lên hạ xuống khi van hoạt động. Trong khi đó, van bi hoạt động bằng cách xoay bi van dạng cầu rỗng 90°.
- Tốc độ đóng/mở van: Do thiết kế nên van bi có thể thực hiện việc đóng/mở gần như ngay lập tức. Còn van cổng phải xoay vô lăng 360° nên thời gian chậm hơn. Vậy nên van bi được lựa chọn nhiều hơn cho các ứng dụng cần tốc độ đóng mở nhanh. Tuy nhiên, việc đóng mở gần như lập tức dễ dẫn đến hiện tượng búa nước. Và tất nhiên, điều này sẽ gây hư hại cho đường ống.
- Về số lượng cổng: Van cổng chỉ có hai cổng cho phép dòng chảy đi qua. Còn van bi có thể có hai cổng, ba cổng hoặc nhiều hơn.
- Kích thước: Van cổng có nhiều kích thước lớn hơn, phù hợp cho những đường ống áp suất cao hơn so với van bi.
- Về giá thành sản phẩm: Khi so sánh van cùng thông số kỹ thuật thì van cổng có giá thành rẻ hơn van bi.
- Bảo trì: Dù van cổng có giá thành thấp hơn nhưng lại dễ bị ăn mòn. Vậy nên việc bảo trì van cổng cũng thường xuyên hơn. Trái lại, van bi có độ bền cao, ít cần bảo trì.
- Tính ứng dụng: Van cổng phù hợp dùng trong những đường ống có kích thước lớn, hoạt động không thường xuyên. Các hệ thống được ứng dụng như hệ thống xử lý nước, khí đốt, nguyên liệu, nhiên liệu hoặc các môi trường có chứa hạt, chất bùn, có độ nhớt cao,… Còn van bi được dùng nhiều trong hệ thống khí, dầu, nước, hơi nước,…
Như vậy có thể thấy rằng, dù có nhiều điểm khác biệt nhưng van cổng và van bi đều có chung chức năng. Đó là dùng để ngăn chặn hoặc cho phép dòng chảy đi qua van. Vì vậy, trong các trường hợp thay thế có thể thay thế van cổng bằng van bi có cùng thông số kỹ thuật.
Khám phá thêm:
Cập nhật vào